Người có hành vi vi phạm quy định về cấp phát thuốc gây tổn hại sức khỏe cho người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Người được giao nhiệm vụ cấp phát thuốc trong cơ sở khám chữa bệnh điều trị nội trú có trách nhiệm gì?
- Người có hành vi vi phạm quy định về cấp phát thuốc gây tổn hại sức khỏe cho người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Người có hành vi vi phạm quy định về cấp phát thuốc gây tổn hại sức khỏe cho người khác sẽ bị cấm hành nghề?
Người được giao nhiệm vụ cấp phát thuốc trong cơ sở khám chữa bệnh điều trị nội trú có trách nhiệm gì?
Theo khoản 3 Điều 60 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về sử dụng thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có điều trị nội trú như sau:
Sử dụng thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có điều trị nội trú
...
3. Khi cấp phát thuốc cho người bệnh, người được giao nhiệm vụ cấp phát thuốc có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng, tên thuốc và chất lượng thuốc;
b) Đối chiếu đơn thuốc với các thông tin về nồng độ, hàm lượng, số lượng khi nhận thuốc và hạn dùng ghi trên phiếu lĩnh thuốc, nhãn thuốc;
c) Đối chiếu họ tên người bệnh, tên thuốc, dạng thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng, thời gian dùng trước khi cho người bệnh sử dụng thuốc;
d) Ghi chép đầy đủ thời gian cấp phát thuốc cho người bệnh, theo dõi và ghi diễn biến lâm sàng của người bệnh vào hồ sơ bệnh án, phát hiện kịp thời các tai biến và báo cho người hành nghề trực tiếp điều trị.
...
Theo đó, khi cấp phát thuốc cho người bệnh, người được giao nhiệm vụ cấp phát thuốc có trách nhiệm sau đây:
- Kiểm tra đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng, tên thuốc và chất lượng thuốc;
- Đối chiếu đơn thuốc với các thông tin về nồng độ, hàm lượng, số lượng khi nhận thuốc và hạn dùng ghi trên phiếu lĩnh thuốc, nhãn thuốc;
- Đối chiếu họ tên người bệnh, tên thuốc, dạng thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng, thời gian dùng trước khi cho người bệnh sử dụng thuốc;
- Ghi chép đầy đủ thời gian cấp phát thuốc cho người bệnh, theo dõi và ghi diễn biến lâm sàng của người bệnh vào hồ sơ bệnh án, phát hiện kịp thời các tai biến và báo cho người hành nghề trực tiếp điều trị.
Hành vi vi phạm quy định về cấp phát thuốc gây tổn hại sức khỏe cho người khác (Hình từ Internet)
Người có hành vi vi phạm quy định về cấp phát thuốc gây tổn hại sức khỏe cho người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Theo Điều 315 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 117 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:
Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác
1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
...
Theo đó, người có hành vi vi phạm quy định về cấp phát thuốc gây tổn hại sức khỏe cho người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các khung hình phạt như sau:
- Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm (nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật Hình sự 2015) trong trường hợp:
+ Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
+ Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
- Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm trong trường hợp gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.
- Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong trường hợp gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.
Người có hành vi vi phạm quy định về cấp phát thuốc gây tổn hại sức khỏe cho người khác sẽ bị cấm hành nghề?
Theo khoản 4 Điều 315 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 117 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:
Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác
...
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, người được giao nhiệm vụ trong cơ sở khám chữa bệnh có hành vi vi phạm quy định về cấp phát thuốc gây tổn hại sức khỏe cho người khác có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?