Người có hành vi bắt cóc trẻ em tống tiền từ 10 tỷ đồng trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
- Người có hành vi bắt cóc trẻ em tống tiền từ 10 tỷ đồng trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
- Người có hành vi bắt cóc trẻ em 07 tuổi nhưng không có mục đích tống tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Người đang chuẩn bị thực hiện hành vi bắt cóc trẻ em tống tiền nhưng bị phát hiện thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Người có hành vi bắt cóc trẻ em tống tiền từ 10 tỷ đồng trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Căn cứ Điều 169 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 33 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) có quy định như sau:
Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
g) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Làm chết người;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo đó, người có hành vi bắt cóc trẻ em để tống tiền từ 10 tỷ đồng trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ 15 năm đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Người có hành vi bắt cóc trẻ em tống tiền từ 10 tỷ đồng trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? (Hình từ Internet)
Người có hành vi bắt cóc trẻ em 07 tuổi nhưng không có mục đích tống tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ Điều 153 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:
Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;
c) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;
d) Đối với từ 02 người đến 05 người;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Đối với 06 người trở lên;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
d) Làm nạn nhân chết;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, người có hành vi bắt cóc trẻ em 07 tuổi mặc dù không có hành vi tống tiền nhưng vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh chiếm đoạt người dưới 16 tuổi.
Người vi phạm sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm, trường hợp nặng nhất còn có thể bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Lưu ý: Tùy theo tính chất của vụ việc, các tình tiết khác mà người có hành vi bắt cóc trẻ em còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh sau:
- Tội mua bán người dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).
Người đang chuẩn bị thực hiện hành vi bắt cóc trẻ em tống tiền nhưng bị phát hiện thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ Điều 14 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:
Chuẩn bị phạm tội
1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.
2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, người chuẩn bị thực hiện hành vi bắt cóc trẻ em tống tiền nhưng bị phát hiện thì vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự dù chưa thực hiện hành vi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?