Người cho trẻ em sử dụng các chất gây nghiện không phải ma túy bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền theo quy định của pháp luật?
- Người cho trẻ em sử dụng các chất gây nghiện không phải ma túy bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền theo quy định của pháp luật?
- Người cho trẻ em sử dụng chất gây nghiện không phải ma túy phải chịu trách nhiệm gì đối với trẻ em bên cạnh bị xử phạt hành chính?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt tiền đối với người cho trẻ em sử dụng chất gây nghiện không phải là ma túy hay không?
Người cho trẻ em sử dụng các chất gây nghiện không phải ma túy bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền theo quy định của pháp luật?
Theo khoản 1 Điều 29 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về cấm bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em; vi phạm quy định về cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn, thân thiện với trẻ em như sau:
Vi phạm quy định về cấm bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em; vi phạm quy định về cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn, thân thiện với trẻ em
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp sản phẩm, dịch vụ không an toàn, không thân thiện, gây tổn hại cho trẻ em;
b) Bán chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em;
c) Cho trẻ em sử dụng chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 1 Điều này.
...
Như vậy, hành vi cho trẻ em sử dụng chất gây nghiện có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Đây là mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân có hành vi vi phạm, trường hợp có cùng một hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP).
Cấm bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng chất gây nghiện (Hình từ Internet)
Người cho trẻ em sử dụng chất gây nghiện không phải ma túy phải chịu trách nhiệm gì đối với trẻ em bên cạnh bị xử phạt hành chính?
Theo khoản 3 Điều 29 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về cấm bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em; vi phạm quy định về cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn, thân thiện với trẻ em như sau:
Vi phạm quy định về cấm bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em; vi phạm quy định về cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn, thân thiện với trẻ em
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy sản phẩm, thực phẩm không an toàn, có hại cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, người cho trẻ em sử dụng chất gây nghiện phải chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt tiền đối với người cho trẻ em sử dụng chất gây nghiện không phải là ma túy hay không?
Theo khoản 15 Điều 37 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt
...
15. Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này.
...
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về cấm bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em; vi phạm quy định về cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn, thân thiện với trẻ em.
Theo khoản 3 Điều 39 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định về quy định về cấm bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em; vi phạm quy định về cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn, thân thiện với trẻ em.
Như vậy, mức phạt tiền cao nhất đối với người cho trẻ em sử dụng chất gây nghiện là 40.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt tiền đối với người cho trẻ em sử dụng chất gây nghiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?