Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở kỹ thuật phục hình răng có thể không là bác sĩ không?
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở kỹ thuật phục hình răng có thể không là bác sĩ không?
- Có bao nhiêu văn bằng được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực để cấp giấy phép hành nghề đối với chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề phục hình răng?
- Người hướng dẫn thực hành của người có văn bằng kỹ thuật phục hình răng là ai?
Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở kỹ thuật phục hình răng có thể không là bác sĩ không?
Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở kỹ thuật phục hình răng có thể không là bác sĩ không căn cứ khoản 3 Điều 53 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ cận lâm sàng, cơ sở kỹ thuật phục hình răng, cơ sở kỹ thuật phục hồi chức năng
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung theo quy định tại Điều 40 Nghị định này, cơ sở dịch vụ cận lâm sàng, cơ sở kỹ thuật phục hình răng, cơ sở kỹ thuật phục hồi chức năng phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
1. Cơ sở xét nghiệm:
a) Cơ sở vật chất:
- Có nơi chờ lấy bệnh phẩm, nơi nhận bệnh phẩm, nơi vệ sinh dụng cụ;
- Trường hợp thực hiện một trong các xét nghiệm huyết học hoặc hóa sinh hoặc di truyền y học hoặc miễn dịch thì phòng xét nghiệm có diện tích tối thiểu 10 m2;
- Trường hợp thực hiện 02 hoặc 03 trong các xét nghiệm huyết học, hóa sinh, di truyền y học, miễn dịch thì phòng xét nghiệm có diện tích tối thiểu 15 m2;
- Trường hợp thực hiện cả 04 xét nghiệm huyết học, hóa sinh, di truyền y học, miễn dịch thì phòng xét nghiệm có diện tích tối thiểu 20 m2;
- Trường hợp thực hiện giải phẫu bệnh và tế bào học thì phòng xét nghiệm phải có diện tích tối thiểu là 20 m2 và phải riêng biệt với các phòng xét nghiệm huyết học, hóa sinh, di truyền y học, miễn dịch và các phòng xét nghiệm khác;
- Trường hợp thực hiện xét nghiệm vi sinh thì phòng xét nghiệm phải có diện tích tối thiểu 20 m2 và phải riêng biệt với các phòng xét nghiệm huyết học, hóa sinh, di truyền y học, miễn dịch và các phòng xét nghiệm khác;
...
3. Cơ sở kỹ thuật phục hình răng:
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật là người hành nghề có chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề phục hình răng có trình độ cử nhân trở lên.
...
Theo đó, đối với cơ sở kỹ thuật phục hình răng, điều kiện để cấp giấy phép hoạt động phải đáp ứng các điều kiện chung theo quy định tại Điều 40 Nghị định 96/2023/NĐ-CP và đáp ứng thêm điều kiện sau: Là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là người hành nghề có chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề phục hình răng có trình độ cử nhân trở lên, không bắt buộc phải là bác sĩ.
Cơ sở kỹ thuật phục hình răng (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu văn bằng được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực để cấp giấy phép hành nghề đối với chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề phục hình răng?
Văn bằng được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực để cấp giấy phép hành nghề đối với chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề phục hình răng theo khoản 5 Điều 8 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện về văn bằng được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực để cấp giấy phép hành nghề đối với các chức danh chuyên môn
...
5. Người có một trong các văn bằng sau đây được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực để cấp giấy phép hành nghề đối với chức danh kỹ thuật y:
...
đ) Chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề phục hình răng:
- Văn bằng trung cấp kỹ thuật phục hình răng, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng trung cấp kỹ thuật phục hình răng;
- Văn bằng cao đẳng kỹ thuật phục hình răng, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng cao đẳng kỹ thuật phục hình răng;
- Văn bằng cử nhân kỹ thuật phục hình răng, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ cử nhân kỹ thuật phục hình răng.
e) Chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề phục hình răng chuyên khoa: văn bằng kỹ thuật phục hình răng chuyên khoa theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
Theo đó, có 3 văn bằng được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực để cấp giấy phép hành nghề đối với chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề phục hình răng gồm:
Văn bằng trung cấp kỹ thuật phục hình răng
Văn bằng cao đẳng kỹ thuật phục hình răng
Văn bằng cử nhân kỹ thuật phục hình răng
Người hướng dẫn thực hành của người có văn bằng kỹ thuật phục hình răng là ai?
Tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức thực hành
...
4. Một số trường hợp cụ thể về chức danh, phạm vi hành nghề của người hướng dẫn thực hành:
...
k) Đối với người có văn bằng kỹ thuật phục hình răng thì người hướng dẫn thực hành là kỹ thuật phục hình răng hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề răng hàm mặt;
Như vậy, người có văn bằng kỹ thuật phục hình răng thì người hướng dẫn thực hành là kỹ thuật phục hình răng hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề răng hàm mặt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Cách viết báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo quản lý năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm 2024?