Người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ được quy định như thế nào khi sự cố, tai nạn xảy ra mà cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chưa đến kịp?
- Đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy quy định như thế nào về người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ?
- Người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ được quy định như thế nào khi sự cố, tai nạn xảy ra mà cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chưa đến kịp?
- Người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy quy định như thế nào về người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ?
Theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy do Chính phủ ban hành như sau:
Người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ
1. Đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ phải là người có chức vụ cao nhất từ cấp chỉ huy đội trở lên hoặc là người được người có chức vụ cao nhất của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có mặt tại nơi xảy ra sự cố, tai nạn ủy quyền.
Như vậy, đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ phải là người có chức vụ cao nhất từ cấp chỉ huy đội trở lên hoặc là người được người có chức vụ cao nhất của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có mặt tại nơi xảy ra sự cố, tai nạn ủy quyền.
Người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ được quy định như thế nào khi sự cố, tai nạn xảy ra mà cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chưa đến kịp?
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy do Chính phủ ban hành cụ thể:
Người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ
...
2. Trong trường hợp sự cố, tai nạn xảy ra mà cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chưa đến kịp thì người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ được quy định như sau:
a) Khi sự cố, tai nạn xảy ra ở cơ quan, tổ chức, cơ sở nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở đó là người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ; trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở vắng mặt thì người chỉ huy là Đội trưởng Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ;
b) Khi sự cố, tai nạn xảy ra ở địa bàn cấp xã thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ; trường hợp người này vắng mặt thì Đội trưởng Đội dân phòng hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ;
c) Đội trưởng Đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành chịu trách nhiệm chỉ huy việc cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn thuộc phạm vi quản lý của mình;
d) Người đứng đầu đơn vị cứu nạn, cứu hộ chuyên trách chịu trách nhiệm chỉ huy việc cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn trong phạm vi quản lý của mình.
3. Khi đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có mặt tại nơi xảy ra sự cố, tai nạn thì người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ quy định tại khoản 2 Điều này bàn giao quyền chỉ huy cứu nạn, cứu hộ cho người chỉ huy của đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Theo đó, trong trường hợp sự cố, tai nạn xảy ra mà cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chưa đến kịp thì người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ được quy định như sau:
- Khi sự cố, tai nạn xảy ra ở cơ quan, tổ chức, cơ sở nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở đó là người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ; trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở vắng mặt thì người chỉ huy là Đội trưởng Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ;
- Khi sự cố, tai nạn xảy ra ở địa bàn cấp xã thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ; trường hợp người này vắng mặt thì Đội trưởng Đội dân phòng hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ;
- Đội trưởng Đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành chịu trách nhiệm chỉ huy việc cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn thuộc phạm vi quản lý của mình;
- Người đứng đầu đơn vị cứu nạn, cứu hộ chuyên trách chịu trách nhiệm chỉ huy việc cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn trong phạm vi quản lý của mình.
Người chỉ huy cứu nạn (Hình từ Internet)
Người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy do Chính phủ ban hành như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy về cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy
1. Tổ chức và chỉ huy lực lượng cứu nạn, cứu hộ và các lực lượng khác tham gia cứu nạn, cứu hộ tại hiện trường.
2. Thành lập Ban Chỉ huy cứu nạn, cứu hộ khi xét thấy cần thiết và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ huy.
3. Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản theo thẩm quyền; quyết định và tổ chức thực hiện phá dỡ nhà, công trình, chướng ngại vật, di chuyển phương tiện, tài sản; quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp, hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
4. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình, diễn biến, kết quả cứu nạn, cứu hộ.
5. Thực hiện công tác chính trị, tư tưởng và tổ chức công tác hậu cần, kỹ thuật phục vụ cứu nạn, cứu hộ.
6. Quyết định kết thúc hoạt động cứu nạn, cứu hộ.
7. Tổ chức rút kinh nghiệm
Như vậy, người chỉ huy về cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy phải thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?