Người chỉ định kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh bao gồm những ai?

Việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại các Bệnh viện y học cổ truyền phải được thực hiện như thế nào? Người chỉ định kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh bao gồm những ai? Trên đây là một vài thắc mắc của bạn Hà Ngọc - Bình Dương.

Người chỉ định kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh bao gồm những ai?

Tại Điều 3 Thông tư 50/2010/TT-BYT hướng dẫn việc kết hợp y học cổ truyền với hiện đại trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành quy định như sau:

Người chỉ định kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh
Người chỉ định kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
1. Bác sĩ đa khoa, bác sỹ y học cổ truyền, bác sỹ chuyên khoa;
2. Y sĩ y học cổ truyền, Y sỹ đa khoa tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những nơi chưa có bác sĩ.

Theo đó, người chỉ định kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

- Bác sĩ đa khoa, bác sỹ y học cổ truyền, bác sỹ chuyên khoa;

- Y sĩ y học cổ truyền, Y sỹ đa khoa tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những nơi chưa có bác sĩ.

Y học cổ truyền

Y học cổ truyền

Các phương pháp y học cổ truyền để kết hợp với y học hiện đại trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh bao gồm các phương pháp nào?

Theo Điều 4 Thông tư 50/2010/TT-BYT hướng dẫn việc kết hợp y học cổ truyền với hiện đại trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành quy định cụ thể:

Các phương pháp y học cổ truyền để kết hợp với y học hiện đại trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh
Các phương pháp y học cổ truyền để kết hợp với y học hiện đại trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
1. Trong khám bệnh: Tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết).
2. Trong chữa bệnh:
a) Các phương pháp dùng thuốc: ngâm thuốc, đặt thuốc, xông hơi thuốc, khí dung, bó thuốc, chườm thuốc, thuốc dùng ngoài da, thuốc dùng đường uống, thuốc dùng đường tiêm và truyền tĩnh mạch.
b) Các phương pháp không dùng thuốc: xoa bóp, bấm huyệt, dưỡng sinh, khí công, các phương pháp châm, cứu, giác hút, cấy chỉ, chích lể.

Như vậy, các phương pháp y học cổ truyền để kết hợp với y học hiện đại trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

- Trong khám bệnh: Tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết).

- Trong chữa bệnh:

+ Các phương pháp dùng thuốc: ngâm thuốc, đặt thuốc, xông hơi thuốc, khí dung, bó thuốc, chườm thuốc, thuốc dùng ngoài da, thuốc dùng đường uống, thuốc dùng đường tiêm và truyền tĩnh mạch.

+ Các phương pháp không dùng thuốc: xoa bóp, bấm huyệt, dưỡng sinh, khí công, các phương pháp châm, cứu, giác hút, cấy chỉ, chích lể.

Việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại các Bệnh viện y học cổ truyền phải được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 50/2010/TT-BYT hướng dẫn việc kết hợp y học cổ truyền với hiện đại trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành quy định như sau:

Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại các Bệnh viện y học cổ truyền
Việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại các Bệnh viện y học cổ truyền phải được thực hiện như sau:
1. Căn cứ vào Danh mục thuốc thiết yếu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, Giám đốc bệnh viện xây dựng Danh mục thuốc phục vụ cấp cứu và điều trị người bệnh tại bệnh viện.
2. Bệnh viện y học cổ truyền (trừ bệnh viện châm cứu) phải bảo đảm về tổ chức trong việc khám bệnh, điều trị ngoại trú, điều trị nội trú bằng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, bào chế và cung ứng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu theo nhu cầu điều trị.

Theo đó, việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại các Bệnh viện y học cổ truyền phải được thực hiện như sau:

- Căn cứ vào Danh mục thuốc thiết yếu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, Giám đốc bệnh viện xây dựng Danh mục thuốc phục vụ cấp cứu và điều trị người bệnh tại bệnh viện.

- Bệnh viện y học cổ truyền (trừ bệnh viện châm cứu) phải bảo đảm về tổ chức trong việc khám bệnh, điều trị ngoại trú, điều trị nội trú bằng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, bào chế và cung ứng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu theo nhu cầu điều trị.

Khám chữa bệnh TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KHÁM CHỮA BỆNH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ sở khám bệnh chữa bệnh cần phải đáp ứng các điều kiện chung như thế nào để được cấp Giấy phép hoạt động?
Pháp luật
Cách xác định giá dịch vụ khám chữa bệnh theo phương pháp chi phí áp dụng từ ngày 17 10 2024?
Pháp luật
Phương pháp định giá dịch vụ khám chữa bệnh từ 17 10 2024 theo Thông tư 21 2024 TT-BYT như thế nào?
Pháp luật
Đã có Thông tư 21 2024 TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh đúng không?
Pháp luật
Mẫu giấy cam kết chấp thuận phẫu thuật, thủ thuật và gây mê hồi sức 01/BV2 theo Thông tư 32/2023/TT-BYT?
Pháp luật
Người nhà bệnh nhân chửi bới, đánh đập bác sĩ và nhân viên y tế thì có có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh có tính thời gian cơ sở khám chữa bệnh trong quân đội tạm ngừng kinh doanh không?
Pháp luật
Chủ đề Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 là gì? Ngày An toàn người bệnh Thế giới 2024 ngày nào?
Pháp luật
Giá dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh viện tư nhân hiện nay được quy định cụ thể tại văn bản nào?
Pháp luật
Việc điều trị ban ngày sẽ áp dụng đối với ai? Người bệnh điều trị ban ngày có được cập nhật hồ sơ bệnh án của mình không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám chữa bệnh
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
3,155 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám chữa bệnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khám chữa bệnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào