Người chạy xe mô tô phân khối lớn cần mang theo Giấy phép lái xe khi tham gia giao thông hay không?
- Người chạy xe mô tô phân khối lớn cần mang theo Giấy phép lái xe khi tham gia giao thông hay không?
- Người chạy xe mô tô phân khối lớn không mang theo Giấy phép lái xe khi tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu?
- Thanh tra viên đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt người chạy xe mô tô phân khối lớn không mang theo Giấy phép lái xe khi tham gia giao thông hay không?
Người chạy xe mô tô phân khối lớn cần mang theo Giấy phép lái xe khi tham gia giao thông hay không?
Người chạy xe mô tô cần mang theo Giấy phép lái xe khi tham gia giao thông hay không, căn cứ theo khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
+ Đăng ký xe;
+ Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Xe mô tô phân khối lớn, hay còn gọi tắt là xe phân khối lớn là xe máy có dung tích xi lanh lớn, cụ thể là có phân khối từ 175CC (cm3) trở lên.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008 đối với người đi xe mô tô có giấy phép lái xe được quy định:
Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây:
+ Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
+ Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
+ Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
Như vậy, lái xe mô tô phân khối lớn cần giấy phép lái xe hạng A2. Và người lái xe mô tô phân khối lớn phải mang theo Giấy phép lái xe khi tham gia giao thông.
Người chạy xe mô tô phân khối lớn cần mang theo giấy phép lái xe khi tham gia giao thông hay không? (Hình từ Internet)
Người chạy xe mô tô phân khối lớn không mang theo Giấy phép lái xe khi tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu?
Người chạy xe mô tô phân khối lớn không mang theo Giấy phép lái xe khi tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu, căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới:
...
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;
c) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, điểm c khoản 7 Điều này.
...
Theo quy định thì người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Như vậy, người chạy xe mô tô phân khối lớn không mang theo Giấy phép lái xe khi tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Thanh tra viên đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt người chạy xe mô tô phân khối lớn không mang theo Giấy phép lái xe khi tham gia giao thông hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 78 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thực hiện theo quy định tại Điều 52 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những chức danh được quy định tại các Điều 75, 76 và 77 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân tương ứng với từng lĩnh vực.
...
Căn cứ theo khoản 1 Điều 77 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
...
Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
Người chạy xe mô tô phân khối lớn không mang theo Giấy phép lái xe khi tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng nên Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo khối lượng thi công xây dựng? Khối lượng thi công xây dựng được tính toán như thế nào?
- Mức thưởng định kỳ hằng năm cao nhất cho người lao động hợp đồng 111 thuộc danh sách trả lương của Bộ Nội vụ là bao nhiêu?
- Người lao động có được tham gia quản lý Công ty Mua bán nợ Việt Nam thông qua hình thức tổ chức Công đoàn không?
- Chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt có cần phải lập chứng từ hay không? Yêu cầu chung về quản lý chất thảo rắn sinh hoạt là gì?
- Mẫu bài phát biểu trước bữa tiệc tất niên công ty? Bài phát biểu trước bữa tiệc tất niên chọn lọc?