Người lao động có được tham gia quản lý Công ty Mua bán nợ Việt Nam thông qua hình thức tổ chức Công đoàn không?
- Người lao động có được tham gia quản lý Công ty Mua bán nợ Việt Nam thông qua hình thức tổ chức Công đoàn không?
- Người lao động có được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến đối với phương án tổ chức lại Công ty Mua bán nợ Việt Nam không?
- Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền quyết định tổ chức lại Công ty Mua bán nợ Việt Nam?
Người lao động có được tham gia quản lý Công ty Mua bán nợ Việt Nam thông qua hình thức tổ chức Công đoàn không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 38 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 42/2021/TT-BTC có quy định như sau:
Hình thức tham gia quản lý của người lao động
Người lao động tham gia quản lý DATC thông qua các hình thức và tổ chức sau đây:
1. Hội nghị toàn thể hoặc Hội nghị đại biểu người lao động DATC.
2. Tổ chức Công đoàn DATC.
3. Ban Thanh tra nhân dân.
4. Thực hiện quyền giám sát, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người lao động được tham gia quản lý Công ty Mua bán nợ Việt Nam thông qua hình thức tổ chức Công đoàn Công ty Mua bán nợ Việt Nam.
Người lao động có được tham gia quản lý Công ty Mua bán nợ Việt Nam thông qua hình thức tổ chức Công đoàn không? (Hình từ Internet)
Người lao động có được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến đối với phương án tổ chức lại Công ty Mua bán nợ Việt Nam không?
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 39 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 42/2021/TT-BTC có quy định như sau:
Nội dung tham gia quản lý của người lao động
1. Người lao động có quyền tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến và đề xuất với cấp có thẩm quyền các vấn đề sau:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện các nội quy, quy chế nội bộ DATC liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động;
b) Nội dung của dự thảo hoặc dự thảo sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể trước khi ký kết;
c) Các giải pháp nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tiết kiệm nguyên vật liệu, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện làm việc, sắp xếp bố trí lao động;
d) Phương án tổ chức lại, chuyển đổi DATC;
đ) Tham gia bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh quản lý, điều hành DATC khi được yêu cầu theo quy định của pháp luật;
e) Các vấn đề khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Tập thể người lao động trong DATC có quyền tham gia Giám sát:
a) Việc thực hiện nghị quyết Hội nghị người lao động;
b) Việc thực hiện các nội quy, quy định, quy chế, Điều lệ của DATC; thực hiện thỏa ước lao động tập thể; thực hiện hợp đồng lao động; thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động;
c) Việc thu và sử dụng các loại quỹ do người lao động đóng góp;
d) Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp lao động; kết quả thi đua, khen thưởng hàng năm.
3. Hàng năm Công ty có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn tổ chức Hội nghị người lao động để bàn giải pháp thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh mà Hội đồng thành viên đã thông qua; đánh giá việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, các nội quy, quy chế của Công ty và những vấn đề khác liên quan tới quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
4. Quan hệ giữa Công ty và người lao động thực hiện theo các quy định pháp luật về lao động. Tổng Giám đốc lập kế hoạch để Hội đồng thành viên thông qua các vấn đề liên quan đến việc tuyển dụng, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, phúc lợi, khen thưởng và kỷ luật đối với người quản lý và người lao động trong Công ty cũng như mối quan hệ giữa Công ty với các tổ chức Công đoàn của người lao động.
Như vậy, người lao động sẽ được quyền tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến và đề xuất với cấp có thẩm quyền về phương án tổ chức lại Công ty Mua bán nợ Việt Nam.
Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền quyết định tổ chức lại Công ty Mua bán nợ Việt Nam?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 40 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 42/2021/TT-BTC có quy định như sau:
Tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu DATC
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tổ chức lại, chuyển đổi DATC thành Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc Công ty cổ phần phù hợp với Đề án tổng thể về sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc Bộ Tài chính đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Trường hợp tổ chức lại, chuyển đổi DATC thành Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc Công ty cổ phần dẫn đến thay đổi hình thức pháp lý, ngành, nghề kinh doanh, vốn điều lệ thì Công ty phải làm thủ tục đăng ký thay đổi hoặc thông báo nội dung thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định.
3. Trình tự, thủ tục tổ chức lại, chuyển đổi DATC thành Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc Công ty cổ phần thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tổ chức lại, chuyển đổi Công ty Mua bán nợ Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc Công ty cổ phần phù hợp với Đề án tổng thể về sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc Bộ Tài chính đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ là cơ quan có thẩm quyền quyết định tổ chức lại Công ty Mua bán nợ Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn giá trị gia tăng được sử dụng trong các hoạt động nào? Lập hóa đơn GTGT sai thời điểm bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thời gian trong ngành Công an có được tính để thi nâng ngạch? Rà soát, xác định và lập danh sách dự thi nâng ngạch thuộc thẩm quyền của ai?
- Chu kỳ giao dịch trong thị trường điện được tính là bao lâu? Điều chỉnh sản lượng hợp đồng chu kỳ giao dịch như thế nào?
- Phòng kinh doanh là gì? Tải sơ đồ quy trình làm việc phòng kinh doanh? Thu nhập chịu thuế TNDN?
- Hội là gì? Khi thành lập hội cần phải đáp ứng những điều kiện nào? Hồ sơ đề nghị thành lập hội gồm những gì?