Người chấp hành án phạt quản chế được miễn chấp hành án phạt khi nào? Hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại bao gồm những gì?
Người chấp hành án phạt quản chế được miễn chấp hành án phạt khi nào?
Căn cứ vào khoản 10 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
10. Thi hành án phạt quản chế là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chấp hành án phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và Nhân dân địa phương theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
...
Bên cạnh đó, khoản 6 Điều 62 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về miễn chấp hành hình phạt như sau:
Miễn chấp hành hình phạt
...
6. Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người đó chấp hành hình phạt, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
...
Như vậy, người chấp hành án phạt quản chế nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người đó chấp hành hình phạt, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
Người chấp hành án phạt quản chế được miễn chấp hành án phạt khi nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại bao gồm những gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 117 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:
Thủ tục miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại
1. Khi người chấp hành án phạt quản chế có đủ điều kiện quy định tại khoản 6 Điều 62 của Bộ luật Hình sự, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện lập hồ sơ đề nghị Tòa án cùng cấp xét miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Hồ sơ bao gồm:
a) Bản sao bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; bản sao quyết định thi hành án phạt tù;
b) Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế;
c) Văn bản đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện;
d) Đơn xin miễn chấp hành án của người chấp hành án phạt quản chế;
đ) Tài liệu khác có liên quan.
...
Như vậy, khi người chấp hành án phạt quản chế có đủ điều kiện quy định tại khoản 6 Điều 62 Bộ luật Hình sự 2015 đã nêu trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện lập hồ sơ đề nghị Tòa án cùng cấp xét miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Bên cạnh đó, Điều 13 Thông tư liên tịch 04/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại gồm có:
- Đơn xin miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại của người chấp hành án. Trường hợp người chấp hành án không thể tự mình làm đơn đề nghị thì người thân thích của người chấp hành án hoặc đại diện cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành án làm việc đề nghị thay.
- Các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c và điểm đ khoản 1 Điều 110 Luật Thi hành án hình sự 2019 và các điểm a, b, c và điểm đ khoản 1 Điều 117 của Luật Thi hành án hình sự 2019.
Thủ tục miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào khoản 2 và khoản 3 Điều 117 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:
Thủ tục miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại được thực hiện như sau:
Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện lập hồ sơ đề nghị Tòa án cùng cấp xét miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, Chánh án Tòa án có thẩm quyền thành lập Hội đồng và tổ chức phiên họp để xét, quyết định miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại.
Thành phần Hội đồng gồm 03 Thẩm phán; phiên họp có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp hồ sơ phải bổ sung theo yêu cầu của Tòa án thì thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung.
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định về việc miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người chấp hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định miễn chấp hành án có trụ sở.
Ngoài ra có thể tham khảo thêm hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 04/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?