Người chấp hành án phạt cấm cư trú không có mặt theo yêu cầu của UBND cấp xã thì không được xem xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại đúng không?
- Người chấp hành án phạt cấm cư trú không có mặt theo yêu cầu của UBND cấp xã thì có bị phạt vi phạm hành chính không?
- Người chấp hành án phạt cấm cư trú không có mặt theo yêu cầu của UBND cấp xã thì không được xem xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại đúng không?
- Hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại gồm những gì?
Người chấp hành án phạt cấm cư trú không có mặt theo yêu cầu của UBND cấp xã thì có bị phạt vi phạm hành chính không?
Theo điểm c khoản 2 Điều 109 Luật Thi hành án hình sự 2019 thì có mặt theo yêu cầu của UBND cấp xã nơi người chấp hành án cư trú là một trong những nghĩa vụ mà người này phải thực hiện.
Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cấm cư trú
1. Người chấp hành án phạt cấm cư trú có các quyền sau đây:
a) Khi có lý do chính đáng và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bị cấm cư trú thì người chấp hành án phạt cấm cư trú được đến địa phương đó; thời gian lưu trú do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đến quyết định nhưng mỗi lần không quá 05 ngày;
b) Khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú theo quy định của Luật này.
2. Người chấp hành án phạt cấm cư trú có các nghĩa vụ sau đây:
a) Không được cư trú ở những nơi đã bị cấm cư trú, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật;
c) Có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú.
Nên người chấp hành án phạt cấm cư trú không có mặt theo yêu cầu của UBND cấp xã thì có bị phạt theo điểm r khoản 3 Điều 14 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm các quy định về thi hành án hình sự, thi hành các biện pháp xử lý hành chính
...
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
r) Người chấp hành án phạt cấm cư trú không có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã;
...
Và khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, người chấp hành án phạt cấm cư trú không có mặt theo yêu cầu của UBND cấp xã thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Người chấp hành án phạt cấm cư trú (Hình từ Internet)
Người chấp hành án phạt cấm cư trú không có mặt theo yêu cầu của UBND cấp xã thì không được xem xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại đúng không?
Người chấp hành án phạt cấm cư trú không có mặt theo yêu cầu của UBND cấp xã thì không được xem xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại đúng không, thì theo khoản 2 Điều 111 Luật Thi hành án hình sự 2019 như sau:
Xử lý người chấp hành án phạt cấm cư trú vi phạm nghĩa vụ
1. Trường hợp người chấp hành án đến lưu trú mà chưa được phép hoặc lưu trú quá thời hạn cho phép thì Trưởng Công an, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, buộc họ rời khỏi địa phương và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú.
2. Trường hợp người chấp hành án phạt cấm cư trú không chấp hành nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 109 của Luật này thì không được xem xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại.
Theo đó, người chấp hành án phạt cấm cư trú không có mặt theo yêu cầu của UBND cấp xã thì không được xem xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại.
Hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại được quy định tại Điều 13 Thông tư liên tịch 04/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP như sau:
Hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại
1. Đơn xin miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại của người chấp hành án. Trường hợp người chấp hành án không thể tự mình làm đơn đề nghị thì người thân thích của người chấp hành án hoặc đại diện cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành án làm việc đề nghị thay.
2. Các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 110 và các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 117 của Luật Thi hành án hình sự.
Như vậy, hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại gồm:
- Đơn xin miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại của người chấp hành án. Trường hợp người chấp hành án không thể tự mình làm đơn đề nghị thì người thân thích của người chấp hành án hoặc đại diện cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành án làm việc đề nghị thay.
- Bản sao bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; bản sao quyết định thi hành án;
- Văn bản đề nghị của UBND cấp xã;
- Văn bản đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện;
- Tài liệu khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tích tụ đất nông nghiệp có phải phù hợp với đặc điểm về đất đai? Nhà nước có chính sách gì khi thực hiện tích tụ đất nông nghiệp?
- Quy định về thu hồi giấy phép xe tập lái từ 2025 theo Nghị định 160/2024 thế nào? Giấy phép xe tập lái và thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái ra sao?
- Mạng lưới tư vấn viên là gì? Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận mạng lưới tư vấn viên nhằm mục đích?
- Tải về mẫu bản án hình sự sơ thẩm mới, chuẩn pháp lý? Trường hợp Viện kiểm sát được kháng nghị bản án?
- Giá hợp đồng xây dựng theo chi phí cộng phí là gì? Điều kiện áp dụng giá hợp đồng xây dựng theo chi phí cộng phí?