Người chấp hành án phạt cấm cư trú có được đến địa phương khác để lưu trú không? Nếu người chấp hành án phạt cấm cư trú lưu trú tại địa phương khác quá thời hạn cho phép thì sao?
Người chấp hành án phạt cấm cư trú có được đến địa phương khác để lưu trú không?
Căn cứ vào Điều 109 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cấm cư trú như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cấm cư trú
1. Người chấp hành án phạt cấm cư trú có các quyền sau đây:
a) Khi có lý do chính đáng và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bị cấm cư trú thì người chấp hành án phạt cấm cư trú được đến địa phương đó; thời gian lưu trú do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đến quyết định nhưng mỗi lần không quá 05 ngày;
b) Khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú theo quy định của Luật này.
2. Người chấp hành án phạt cấm cư trú có các nghĩa vụ sau đây:
a) Không được cư trú ở những nơi đã bị cấm cư trú, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật;
c) Có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú.
Như vậy, người chấp hành án phạt cấm cư trú khi có lý do chính đáng và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bị cấm cư trú thì người chấp hành án phạt cấm cư trú được đến địa phương đó; thời gian lưu trú do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đến quyết định nhưng mỗi lần không quá 05 ngày.
Người chấp hành án phạt cấm cư trú có được đến địa phương khác để lưu trú không? (Hình từ Internet)
Nếu người chấp hành án phạt cấm cư trú lưu trú tại địa phương khác quá thời hạn cho phép thì sao?
Căn cứ vào Điều 111 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về xử lý người chấp hành án phạt cấm cư trú vi phạm nghĩa vụ như sau:
Xử lý người chấp hành án phạt cấm cư trú vi phạm nghĩa vụ
1. Trường hợp người chấp hành án đến lưu trú mà chưa được phép hoặc lưu trú quá thời hạn cho phép thì Trưởng Công an, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, buộc họ rời khỏi địa phương và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú.
2. Trường hợp người chấp hành án phạt cấm cư trú không chấp hành nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 109 của Luật này thì không được xem xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại.
Trường hợp người chấp hành án đến lưu trú mà chưa được phép hoặc lưu trú quá thời hạn cho phép thì Trưởng Công an, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, buộc họ rời khỏi địa phương và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án về cư trú là gì?
Căn cứ vào Điều 108 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án về cư trú như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án về cư trú
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án về cư trú có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức giám sát, giáo dục người chấp hành án; tạo điều kiện để họ lao động, học tập bình thường;
b) Triệu tập người chấp hành án để thông báo thi hành bản án; phổ biến quyền và nghĩa vụ và những quy định có liên quan đến việc chấp hành án;
c) Nhận xét bằng văn bản và lưu hồ sơ theo dõi về quá trình chấp hành án phạt cấm cư trú khi người đó chuyển nơi cư trú;
d) Yêu cầu người chấp hành án cam kết và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình; có biện pháp giáo dục, phòng ngừa khi người đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
đ) Báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét việc miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại cho người chấp hành án;
e) Báo cáo cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền về kết quả thi hành án.
2. Công an cấp xã có nhiệm vụ tham mưu, trực tiếp giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án về cư trú có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức giám sát, giáo dục người chấp hành án; tạo điều kiện để họ lao động, học tập bình thường;
- Triệu tập người chấp hành án để thông báo thi hành bản án; phổ biến quyền và nghĩa vụ và những quy định có liên quan đến việc chấp hành án;
- Nhận xét bằng văn bản và lưu hồ sơ theo dõi về quá trình chấp hành án phạt cấm cư trú khi người đó chuyển nơi cư trú;
- Yêu cầu người chấp hành án cam kết và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình; có biện pháp giáo dục, phòng ngừa khi người đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét việc miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại cho người chấp hành án;
- Báo cáo cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền về kết quả thi hành án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản giao, nhận thiết bị lưu khóa bí mật sau khi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ hết hạn sử dụng là mẫu nào?
- Giải đáp vướng mắc về việc thực hiện Bộ luật Dân sự năm 2015 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại Công văn 3854 thế nào?
- Ngân hàng giám sát là đối tác mua bán trong giao dịch mua bán tài sản của công ty đầu tư chứng khoán được không?
- TPHCM và miền Nam ảnh hưởng bởi bão số 4 thế nào nếu áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão?
- Mẫu quyết định về việc cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản từ 1/8/2024 như thế nào?