Người cao tuổi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có phải bồi thường hay không?

“Khi người sử dụng lao động không có nhu cầu hoặc người lao động cao tuổi không đủ sức khỏe thì hai bên thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động” Nếu người sử dụng lao động ký hợp đồng lao động 1 năm với người cao tuổi nhưng khoảng 6 tháng người sử dụng lao động thông báo chấm dứt hợp đồng như thế có phải bồi thường hợp đồng cho những tháng còn lại của hợp đồng không?

Người cao tuổi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có phải bồi thường hay không?

Căn cứ Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

"Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;
đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.
..."

Theo đó, đây là trường hợp giao kết hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi.

Nên trường hợp người sử dụng lao động không có nhu cầu sử dụng người lao động hoặc người lao động cao tuổi không có đủ sức khỏe thì 2 bên có thể chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải cần ràng buộc về thời gian báo trước.

Các nghĩa vụ khác tương tự như đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động bình thường.

Tải về mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất 2023: Tại Đây

Người cao tuổi

Người cao tuổi (Hình từ Internet)

Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người cao tuổi ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

"Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả."

Theo đó, sau khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người cao tuổi thì trách nhiệm của người sử dụng lao động thực hiện theo quy định trên.

Người cao tuổi có độ tuổi nghỉ hưu được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

"Điều 169. Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."

Theo đó, độ tuổi nghỉ hưu của người cao tuổi bao gồm cả nam và nữ gửi đến bạn đọc tham khảo thêm.

Người cao tuổi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lễ mừng thượng thượng thọ là lễ mừng thọ tổ chức cho người cao tuổi đủ 100 tuổi đúng hay không?
Pháp luật
Người cao tuổi 80 tuổi có lương hưu có thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hay không?
Pháp luật
Người cao tuổi được ủy nhiệm chăm sóc theo hợp đồng thì có thể được đến viện dưỡng lão để ở không?
Pháp luật
Việc tổ chức chúc thọ, mừng thọ cho người cao tuổi vào dịp Tết Nguyên đán do đơn vị nào chịu trách nhiệm thực hiện?
Pháp luật
Vào dịp Tết Nguyên đán, người cao tuổi có được Ủy ban nhân dân xã tổ chức chúc thọ, mừng thọ không?
Pháp luật
Dự trù kinh phí chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại địa phương là trách nhiệm của cơ quan nào?
Pháp luật
Người cao tuổi có phải là hành khách đặc biệt trên máy bay không? Người cao tuổi có được giảm giá vé máy bay hạng phổ thông trong dịp tết không?
Pháp luật
Ai là người điều hành buổi lễ mừng thọ? Mức kinh phí tổ chức buổi lễ mừng thọ cho người cao tuổi 100 tuổi sẽ là bao nhiêu?
Pháp luật
Không có thời gian để chăm sóc cho người cao tuổi thì có được phép ủy nhiệm cho bên thứ ba chăm sóc không?
Pháp luật
Kinh phí hoạt động của Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện được bảo đảm và bố trí từ nguồn nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người cao tuổi
5,184 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người cao tuổi
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: