Người bình thường tổ chức sinh hoạt tôn giáo tại nhà thì có cần phải thực hiện thủ tục xin phép cơ quan chức năng hay không?
Việc thực hiện các lễ nghi tôn giáo tại nhà có được xem là sinh hoạt tôn giáo hay không?
Việc thực hiện các lễ nghi tôn giáo tại nhà có được xem là sinh hoạt tôn giáo hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, khái niệm "sinh hoạt tôn giáo" được hiểu như sau:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
...
10. Sinh hoạt tôn giáo là việc bày tỏ niềm tin tôn giáo, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo."
Bên cạnh đó, khoản 11 Điều này cũng có quy định như sau:
"11. Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo."
Có thể thấy, sinh hoạt tôn giáo được xem là một hoạt động tôn giáo, thông qua đó người dân có thể bày tỏ được niềm tin của mình vào tôn giáo, đồng thời thực hành những giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo. Do đó, có thể xem việc thực hiện các lễ nghi tôn giáo tại nhà cũng là một hình thức sinh hoạt tôn giáo.
Người dân tự tổ chức sinh hoạt tôn giáo tại nhà thì có cần phải thực hiện thủ tục xin phép cơ quan chức năng hay không?
Tại Điều 46 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định như sau:
"Điều 46. Cuộc lễ, giảng đạo ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp
1. Trước khi tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này.
Văn bản đề nghị nêu rõ tên tổ chức đề nghị, tên cuộc lễ, người chủ trì, nội dung, chương trình, thời gian, địa điểm thực hiện, quy mô, thành phần tham dự cuộc lễ.
2. Trước khi giảng đạo ngoài địa bàn phụ trách, cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký, chức sắc, chức việc, nhà tu hành có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này.
Văn bản đề nghị nêu rõ họ và tên người đề nghị, nội dung, lý do, chương trình, thời gian, địa điểm thực hiện, thành phần tham dự.
3. Thẩm quyền chấp thuận tổ chức cuộc lễ, giảng đạo ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp:
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc tổ chức cuộc lễ, giảng đạo có quy mô tổ chức ở một huyện trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do;
b) Cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi dự kiến tổ chức cuộc lễ, giảng đạo có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc tổ chức cuộc lễ, giảng đạo có quy mô tổ chức ở nhiều huyện thuộc một tỉnh hoặc ở nhiều tỉnh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi tổ chức cuộc lễ, giảng đạo có trách nhiệm hỗ trợ bảo đảm an ninh, trật tự cho cuộc lễ, giảng đạo."
Có thể thấy, việc tổ chức, thực hiện các hoạt động tôn giáo, bao gồm cả sinh hoạt tôn giáo được thực hiện bởi các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo. Để tiến hành, các tổ chức trên cần gửi văn bản đề nghị đến ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi dự kiến tổ chức. Pháp luật hiện hành không bắt buộc phải xin giấy phép đối với trường hợp người dân tổ chức sinh hoạt tôn giáo thông qua việc thực hiện các lễ nghi tôn giáo tại nhà. Do đó, gia đình bạn vẫn có thể tiếp tục thực hiện những lễ nghi trên một cách an toàn, hợp pháp.
Trường hợp sinh hoạt tôn giáo tập trung cần đáp ứng điều kiện gì?
Điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung theo quy định tại Điều 16 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 cụ thể như sau:
- Tổ chức tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho tín đồ tại những nơi chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho những người thuộc tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo;
+ Nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung có người đại diện là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
+ Nội dung sinh hoạt tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật này.
- Những người theo tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và các điều kiện sau đây:
+ Có giáo lý, giáo luật;
+ Tên của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc.
Như vậy, trường hợp gia đình bạn cảm thấy muốn sinh hoạt tôn giáo tập trung thì cần được tổ chức tôn giáo đăng lý sinh hoạt tôn giáo tập trung cho mình. Tùy từng tổ chức tôn giáo mà pháp luật sẽ có những quy định cụ thể khác nhau về điều kiện được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?