Khôi phục công trình tín ngưỡng tôn giáo hiện nay được quy định ra sao? Di dời công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo như thế nào?
Khôi phục các công trình tín ngưỡng, tôn giáo sẽ như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 166/2018/NĐ-CP quy định về việc thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích như sau:
- Thẩm quyền lập nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có di tích và Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích có trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích;
+ Trường hợp di tích thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, phân bố trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên, căn cứ vào việc phân bố điểm di tích có giá trị quan trọng, tiêu biểu, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định việc chọn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì chịu trách nhiệm lập nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích đó.
- Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích:
+ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt;
+ Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích; thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích quốc gia theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích không thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; thỏa thuận quy hoạch di tích thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích tại địa phương;
+ Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích quốc gia thuộc thẩm quyền quản lý sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và ý kiến thỏa thuận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có di tích; phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích cấp tỉnh thuộc thẩm quyền quản lý sau khi có ý kiến thỏa thuận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có di tích;
+ Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định, đề nghị phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy dựa theo quy định trên, nếu các công trình tín ngưỡng, tôn giáo như đình, đền, miếu, chùa ở nơi bạn sống đã được xếp hạng di tích các cấp hoặc nằm trong danh mục kiểm kê di tích thì việc khôi phục các công trình này thực hiện theo quy định trên
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác về di sản văn hóa.
Khôi phục công trình tín ngưỡng tôn giáo
Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo như thế nào?
Căn cứ Điều 58 Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 2016 quy định về việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo như sau:
- Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.
- Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo thực hiện như quy định của pháp luật về xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng.
- Việc tu bổ, phục hồi cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng; việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thuộc các cơ sở này thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật về xây dựng.
Như vậy, nếu các công trình tín ngưỡng, tôn giáo như đình, đền, miếu, chùa,… chưa được xếp hạng di tích các cấp hoặc không nằm trong danh mục kiểm kê di tích theo quy định của pháp luật.
Di dời công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo như thế nào?
Căn cứ Điều 59 Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 2016 quy định về di dời công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo như sau:
Việc di dời công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về xây dựng.
Như vậy, nếu đất nơi có cơ sở tín ngưỡng cần khôi phục ngay vị trí cần di dời vì mục đích quốc phòng an ninh thì phải chịu sự di dời bạn nhé. Trên đây là nội dung tư vấn gửi đến bạn tham khảo thêm nhé.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bóc tách dữ liệu được thực hiện như thế nào? Dữ liệu được bóc tách bao gồm tối thiểu các trường dữ liệu đặc tả nào?
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?