Người bị khe hở môi có được thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không? Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự có bị phạt cải tạo hay không?

Cho tôi hỏi người bị khe hở môi có được thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không? Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự có bị phạt cải tạo hay không? Đang bị phạt cải tạo không giam giữ có phải đăng ký nghĩa vụ quân sự? Câu hỏi của anh N.M.T (Long An).

Người có khe hở môi có được thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không?

Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP như sau:

- Theo tiêu chuẩn sức khỏe tại Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

- Sau khi thực hiện khám sức khỏe cho công dân, các y bác sĩ sẽ cho điểm theo 06 mức điểm, cụ thể như sau:

+ Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;

+ Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;

+ Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;

+ Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;

+ Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;

+ Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.

Các mức điểm này sẽ được đánh giá theo từng tiêu chí trong phiếu khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được quy định tại Mục II Mẫu 2 tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, bao gồm 08 chỉ tiêu sau đây:

+ Thể lực;

+ Mắt;

+ Tai, mũi, họng;

+ Răng, hàm, mặt;

+ Nội khoa;

+ Tâm thần kinh;

+ Ngoại khoa;

+ Da liễu.

Và căn cứ vào số điểm mà các y bác sĩ đã chấm cho 08 tiêu chí nêu trên, sức khỏe của công dân khám nghĩa vụ quân sự sẽ được phân thành 06 loại như sau:

- Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;

- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;

- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;

- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;

- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;

- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

Đối với tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự của có khe hở môi, tại tiểu mục 29 Mục 2 Phần II Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định như sau:

TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI THEO BỆNH TẬT (Bảng số 2)
...
2. Các bệnh về răng, hàm, mặt
khe hở môi
...

Theo tiêu chuẩn phân loại bệnh tật đối với người khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, người bị khe hở môi được chấm điểm ở mức 6 điểm.

Căn cứ vào 08 tiêu chí phân loại sức khỏe đối với người khám nghĩa vụ quân sự, người bị khe hở môi được xếp vào loại sức khỏe từ thứ 2 đến thứ 6 tương ứng với tình trạng sức khỏe tốt đến rất kém.

Và chỉ những công dân có sức khỏe đạt loại 1, loại 2 và loại 3 mới được tuyển chọn và gọi nhập ngũ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP.

Như vậy, người bị khoe hở môi vẫn được thực hiện nghĩa vụ quân sự trong các trường hợp sau đây:

- Khe hở môi 1 bên, không toàn bộ:

+ Đã phẫu thuật, không ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chức năng

+ Chưa phẫu thuật

- Khe hở môi 1 bên toàn bộ hoặc khe hở môi không toàn bộ 2 bên nhưng đã phẫu thuật tạo hình, ảnh hưởng ít đến thẩm mỹ và phát âm.

Lưu ý: Để được thực hiện nghĩa vụ quân sự, công dân còn phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện khác theo quy định của pháp luật.

Người bị khe hở môi có được thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không? Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự có bị phạt cải tạo hay không?

Người bị khe hở môi có được thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không? Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự có đi tù hay không? (Hình từ Internet)

Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự có bị phạt cải tạo hay không?

Hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự được quy định tại khoản 1 Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
b) Phạm tội trong thời chiến;
c) Lôi kéo người khác phạm tội.

Theo đó, người có hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm..

Trong một số trường hợp đặc biệt thì mức phạt có thể lên tới 5 năm.

Đang bị phạt cải tạo không giam giữ có phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?

Các trường hợp không được đăng ký nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 13 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:

Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự
1. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
b) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Theo đó, đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, công dân không được đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Trường hợp đã chấp hành xong hình phạt, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định.

Nghĩa vụ quân sự Tải trọn bộ các văn bản quy định về nghĩa vụ quân sự hiện hành
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cận thị bao nhiêu độ sẽ không phải đi nghĩa vụ quân sự? Ai có thẩm quyền quyết định tạm hoãn nghĩa vụ quân sự?
Pháp luật
Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên của giáo viên có gồm thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo quy định không?
Pháp luật
Tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng để tham gia nghĩa vụ quân sự thế nào? Đối tượng nào không được đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Pháp luật
Người bị cận thị thì có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không? Tiêu chuẩn để tuyển một người đi nghĩa vụ quân sự là gì?
Pháp luật
Mấy tuổi phải đi nghĩa vụ quân sự? Nếu có lệnh gọi đi nghĩa vụ quân sự nhưng không đi có bị gì không?
Pháp luật
Mẫu đơn xin hoãn nghĩa vụ quân sự 2024 mới nhất? Hồ sơ xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự 2024 gồm những gì?
Pháp luật
Năm 2024, công dân sinh năm 1997 hết tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự đúng không? 8 trường hợp tạm hoãn NVQS năm 2024 là gì?
Pháp luật
Đi nghĩa vụ quân sự có được nghỉ phép về thăm nhà hay không? Sau khi đi nghĩa vụ quân sự về có được ưu tiên thi vào các đợt tuyển sinh vào quân đội hay không?
Pháp luật
Binh sĩ sẽ được ra quân trước thời hạn trong trường hợp nào? Mẫu đơn xin ra quân trước thời hạn?
Pháp luật
Có được tạm hoãn gọi nhập ngũ khi có anh trai ruột đang là chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nghĩa vụ quân sự
245 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nghĩa vụ quân sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào