Người bị áp giải phát bệnh đột xuất cần cấp cứu thì người thi hành công vụ có thể đưa đối tượng đến cơ sở khám chữa bệnh hay không?
Mẫu biên bản giao nhận người bị áp giải hiện nay là mẫu biên bản nào?
Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về mẫu biên bản giao nhận người bị áp giải.
Tuy nhiên có thể dựa trên các nội dung chủ yếu trong biên bản mà pháp luật quy định để lập mẫu biên bản phù hợp.
Theo đó, tại Điều 34 Nghị đinh 142/2021/NĐ-CP quy định về nội dung của biên bản giao nhận người bị áp giải như sau:
Biên bản giao, nhận người bị áp giải
Biên bản giao, nhận người bị áp giải bao gồm các nội dung sau:
1. Thời gian, địa điểm lập biên bản.
2. Họ, tên, chức vụ, địa chỉ của cá nhân, tổ chức bên giao, bên nhận; họ, tên, địa chỉ, số định danh cá nhân, số Căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân (nếu có) hoặc giấy tờ tùy thân khác của người có hành vi vi phạm bị áp giải; hành vi vi phạm; thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm; tình trạng sức khỏe, thái độ của người có hành vi vi phạm, tang vật, tài sản của họ (nếu có) và những tình tiết khác có liên quan đến việc áp giải người vi phạm; trường hợp có người làm chứng phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người làm chứng.
3. Biên bản phải có chữ ký của bên giao, bên nhận áp giải và của người có hành vi vi phạm bị áp giải, người làm chứng (nếu có); người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính ký tên vào biên bản giao, nhận người vi phạm bị áp giải. Trường hợp người vi phạm bị áp giải, người làm chứng từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
...
Trên biên bản giao nhận người bị áp giải phải có những nội dung như:
(1) Thời gian, địa điểm lập biên bản.
(2) Họ, tên, chức vụ, địa chỉ của cá nhân, tổ chức bên giao, bên nhận;
(3) Họ, tên, địa chỉ, số định danh cá nhân, số Căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân (nếu có) hoặc giấy tờ tùy thân khác của người có hành vi vi phạm bị áp giải;
(4) Hành vi vi phạm;
(5) Thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm;
(6) Tình trạng sức khỏe, thái độ của người có hành vi vi phạm, tang vật, tài sản của họ (nếu có) và những tình tiết khác có liên quan đến việc áp giải người vi phạm;
(7) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có).
LƯU Ý: Biên bản giao nhận người bị áp giải phải có chữ ký của bên giao, bên nhận áp giải và của người có hành vi vi phạm bị áp giải, người làm chứng (nếu có); người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính ký tên vào biên bản giao, nhận người vi phạm bị áp giải.
Trường hợp người vi phạm bị áp giải, người làm chứng từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Có thể tham khảo mẫu biên bản giao nhận người bị áp giải sau: TẢI VỀ
Người bị áp giải phát bệnh đột xuất cần cấp cứu thì người thi hành công vụ có thể đưa đối tượng đến cơ sở khám chửa bệnh hay không? (Hình từ Internet)
Biên bản giao nhận người bị áp giải cần phải được lập thành bao nhiêu bản?
Căn cứ khoản 4 Điều 34 Nghị đinh 142/2021/NĐ-CP quy đinh về số lượng biên bản giao nhận người bị áp giải cần lập như sau:
Biên bản giao, nhận người bị áp giải
Biên bản giao, nhận người bị áp giải bao gồm các nội dung sau:
...
4. Biên bản giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính bị áp giải phải lập thành hai bản và đọc cho mọi người tham gia ký biên bản nghe; bên nhận, bên giao người vi phạm bị áp giải mỗi bên giữ một bản.
Theo đó, biên bản giao nhận người bị áp giải sẽ được lập thành 02 bản, bên nhận giữ một bản và bên giao người vi phạm bị áp giải giữ một bản.
Sau khi lập biên bản giao nhận người bị áp giải thì cần phải đọc lại cho mọi người (bên giao, bên nhận, người làm chứng) cùng nghe và ký biên bản.
Người bị áp giải phát bệnh đột xuất cần cấp cứu thì người thi hành công vụ có thể đưa đối tượng đến cơ sở khám chữa bệnh hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 35 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định về việc xử lý một số tình huống trong khi áp giải như sau:
Xử lý một số tình huống trong khi áp giải
...
3. Trường hợp người bị áp giải bị phát bệnh đột xuất cần cấp cứu kịp thời thì người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải nhanh chóng đưa vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất. Việc áp giải hoặc đưa lên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên để tiếp tục chữa trị phải có xác nhận bằng văn bản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về tình trạng sức khỏe của người bị áp giải và người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải báo cáo ngay cho chỉ huy trực tiếp biết. Trong thời gian cấp cứu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải có kế hoạch tổ chức canh giữ, giám sát chặt chẽ người vi phạm, không để trốn hoặc tự do tiếp xúc với người khác.
...
Như vậy, trong trường hợp người bị áp giải bị phát bệnh đột xuất cần cấp cứu kịp thời thì người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải được phép đưa đối tượng vào cơ sở khám chữa bệnh gần nhất.
LƯU Ý: Việc áp giải hoặc đưa lên cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên để tiếp tục chữa trị phải có xác nhận bằng văn bản của cơ sở khám chữa bệnh về tình trạng sức khỏe của người bị áp giải và người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải báo cáo ngay cho chỉ huy trực tiếp biết.
Trong thời gian cấp cứu tại cơ sở khám chữa bệnh, người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải có kế hoạch tổ chức canh giữ, giám sát chặt chẽ người vi phạm, không để trốn hoặc tự do tiếp xúc với người khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?