Người bệnh được quyền rời khỏi cơ sở khám chữa bệnh khi chưa kết thúc chữa bệnh bất cứ khi nào mình muốn phải không?
- Người bệnh được quyền rời khỏi cơ sở khám chữa bệnh khi chưa kết thúc chữa bệnh bất cứ khi nào mình muốn phải không?
- Người bệnh có điều kiện kinh tế khó khăn vẫn có quyền được tôn trọng trong khám chữa bệnh đúng không?
- Người bệnh có quyền cung cấp thông tin sai lệch về tình trạng bệnh của mình trong khi khám chữa bệnh hay không?
Người bệnh được quyền rời khỏi cơ sở khám chữa bệnh khi chưa kết thúc chữa bệnh bất cứ khi nào mình muốn phải không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 về quyền từ chối khám chữa bệnh và rời khỏi cơ sở khám chữa bệnh như sau:
Quyền được từ chối khám bệnh, chữa bệnh và rời khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc từ chối của mình sau khi đã được người hành nghề tư vấn, trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 82 của Luật này.
2. Được rời khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chưa kết thúc chữa bệnh trái với chỉ định của người hành nghề nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc rời khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 82 của Luật này.
Và theo quy định quy định tại khoản 1 Điều 82 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:
Bắt buộc chữa bệnh
1. Các trường hợp bắt buộc chữa bệnh theo quy định của Luật này bao gồm:
a) Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
b) Người mắc bệnh trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát; người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động có khả năng gây nguy hại cho bản thân hoặc có hành vi gây nguy hại cho người khác hoặc phá hoại tài sản;
c) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật
...
Theo quy định trên thì người bệnh được quyền rời khỏi cơ sở khám chữa bệnh khi chưa kết thúc chữa bệnh trái với chỉ định của người hành nghề, nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc rời khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Tuy nhiên, người bệnh không được quyền rời khỏi cơ sở khám chữa bệnh khi chưa kết thúc chữa bệnh nếu thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh sau đây:
- Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
- Người mắc bệnh trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát; người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động có khả năng gây nguy hại cho bản thân hoặc có hành vi gây nguy hại cho người khác hoặc phá hoại tài sản;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Người bệnh được quyền rời khỏi cơ sở khám chữa bệnh khi chưa kết thúc chữa bệnh bất cứ khi nào mình muốn? (Hình từ internet)
Người bệnh có điều kiện kinh tế khó khăn vẫn có quyền được tôn trọng trong khám chữa bệnh đúng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe và tôn trọng bí mật riêng tư trong khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe và tôn trọng bí mật riêng tư trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Được tôn trọng về tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, tình trạng sức khỏe, điều kiện kinh tế, địa vị xã hội.
2. Được giữ bí mật thông tin trong hồ sơ bệnh án và thông tin khác về đời tư mà người bệnh đã cung cấp cho người hành nghề trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp người bệnh đồng ý chia sẻ thông tin theo quy định của pháp luật hoặc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 69 của Luật này.
3. Không bị kỳ thị, phân biệt đối xử, ngược đãi, lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
4. Không bị ép buộc khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 82 của Luật này.
Theo quy định trên thì một trong những quyền người bệnh là được tôn trọng về tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, tình trạng sức khỏe, điều kiện kinh tế, địa vị xã hội.
Như vậy, trường hợp người bệnh có điều kiện kinh tế khó khăn thì vẫn có quyền được tôn trọng trong khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Người bệnh có quyền cung cấp thông tin sai lệch về tình trạng bệnh của mình trong khi khám chữa bệnh hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:
Nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Cung cấp trung thực và chịu trách nhiệm về thông tin liên quan đến nhân thân, tình trạng sức khỏe của mình, hợp tác đầy đủ với người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề.
3. Chấp hành và yêu cầu thân nhân, người đến thăm mình chấp hành nội quy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Theo quy định trên thì người bệnh không có quyền cung cấp thông tin sai lệch về tình trạng bệnh của mình trong khi khám chữa bệnh.
Mà ngược lại người bệnh phải có nghĩa vụ cung cấp trung thực và chịu trách nhiệm về thông tin liên quan đến nhân thân, tình trạng sức khỏe của mình theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?