Người 71 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự thì có được xem là người cao tuổi trong tố tụng hình sự không?
Tuổi già - hay còn gọi là người cao tuổi được quy định cụ thể tại Luật Người cao tuổi như sau:
Bao nhiêu tuổi thì được xem là người cao tuổi?
Theo Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về độ tuổi được xem là người cao tuổi cụ thể như sau:
Điều 2. Người cao tuổi
Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
Như vậy, mọi công dân VIệt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên thì đều là người cao tuổi theo quy định của người cao tuổi.
Trong Bộ luật Hình sự thì bao nhiêu tuổi được xem là người già, người cao tuổi?
Người cao tuổi, người già, người già yếu được quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009: "Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên." hay tại Bộ luật Lao động 2019 có một chế định riêng tại Mục 2 Chương XI đối với “Người lao động cao tuổi”. Riêng cụm từ "người già" hay "người già yếu" chỉ được quy đinh tại Bộ luật Hình sự. Ấy nhưng trong Bộ luật Hình sự 2015 cũng không có quy định cụ thể về khái niệm người già yếu hay người già. 2 cụm từ này chỉ được đề cập tới trong các quy định xử lý trách nhiệm của người cao tuổi phạm tội hình sự hay người cao tuổi là người bị hại.
Người già trong tố tụng hình sự
Trách nhiệm hình sự đối với người cao tuổi như thế nào?
*Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Đối với các tình tiết giảm nhẹ, Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định cụ thể như sau:
Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
...
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
*Tha tù trước thời hạn có điều kiện
Điều 66 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
Điều 66. Tha tù trước thời hạn có điều kiện
1. Người đang chấp hành án phạt tù có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện sau đây:
...
e) Đã chấp hành được ít nhất là một phần hai mức thời hạn tù đối với hình phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất 15 năm đối với tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn.
Trường hợp người phạm tội là thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, người đủ 70 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì thời gian đã chấp hành ít nhất là một phần ba hình phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất 12 năm đối với tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn;
*Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người từ 75 tuổi trở lên
Theo khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 40. Tử hình
...
3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
b) Người đủ 75 tuổi trở lên;
c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
*Tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự
Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người đủ 70 tuổi trở lên là ông, bà, cha, mẹ của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi che giấu tội phạm, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 Bộ luật này,
Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người đủ 70 tuổi trở lên là ông, bà, cha, mẹ của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi Không tố giác tội phạm, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
*Cải tạo không giam giữ
Khoản 4 Điều 36 Bộ luật Hình sự 2015 quy định không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.
Như vậy, đối với câu hỏi của bạn, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 không quy định khái niệm hay độ tuổi để được xem là người già. Tuy nhiên, tại Luật Người cao tuổi có quy định trên 60 tuổi là người cao tuổi, Bộ luật Hình sự 2015 quy định có nhắc tới người già và người già yếu, song, Bộ luật này cũng không đưa ra khái niệm cụ thể về người già và người già yếu. Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn về người cao tuổi. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất công trình phòng chống thiên tai là đất gì? 07 Nguyên tắc cơ bản trong phòng chống thiên tai?
- Đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện do cơ quan nào thực hiện xây dựng báo cáo Chính phủ?
- TCVN 14159-2:2024 về Quản lý tài liệu - Định dạng tệp tài liệu điện tử cho bảo quản lâu dài - Phần 2: Sử dụng ISO 32000-1 (PDF/A-2) thế nào?
- Rước ông Táo về nhà ngày nào? Mâm cúng ông Táo về nhà Tết Ất Tỵ? Vàng mã cúng ông Táo về nhà có phải chịu thuế TTĐB không?
- Đối khớp lý lịch đảng viên là gì? Cấp ủy cơ sở đối khớp lý lịch đảng viên theo Hướng dẫn 12 như thế nào?