Ngoài nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thì còn các cơ quan nào thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về hoạt động đầu tư tại Việt Nam?
Các nội dung báo cáo định kỳ của nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam gồm những gì?
Các nội dung báo cáo định kỳ của nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam gồm những gì thì căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 72 Luật Đầu tư 2020 như sau:
Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam
...
2. Chế độ báo cáo định kỳ được thực hiện như sau:
a) Hằng quý, hằng năm, nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan thống kê trên địa bàn về tình hình thực hiện dự án đầu tư, gồm các nội dung sau: vốn đầu tư thực hiện, kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân sách nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, xử lý và bảo vệ môi trường, các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động;
b) Hằng quý, hằng năm, cơ quan đăng ký đầu tư báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tình hình hoạt động của các dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý;
c) Hằng quý, hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình đầu tư trên địa bàn;
d) Hằng quý, hằng năm, các Bộ, cơ quan ngang Bộ báo cáo về tình hình cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương khác thuộc phạm vi quản lý (nếu có); báo cáo về hoạt động đầu tư liên quan đến phạm vi quản lý của ngành và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
đ) Hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình đầu tư trên phạm vi cả nước và báo cáo đánh giá về tình hình thực hiện chế độ báo cáo đầu tư của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này.
...
Theo đó, các nội dung báo cáo định kỳ của nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam bao gồm:
+ Vốn đầu tư thực hiện;
+ Kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh;
+ Thông tin về lao động;
+ Nộp ngân sách nhà nước;
+ Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển;
+ Xử lý và bảo vệ môi trường;
+ Các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động.
Ngoài nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thì còn các cơ quan nào thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về hoạt động đầu tư tại Việt Nam? (Hình từ Internet)
Ngoài nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thì còn các cơ quan nào thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về hoạt động đầu tư tại Việt Nam?
Ngoài nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thì còn các cơ quan nào thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về hoạt động đầu tư tại Việt Nam thì căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Đầu tư 2020 như sau:
Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam
1. Đối tượng thực hiện chế độ báo cáo bao gồm:
a) Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Cơ quan đăng ký đầu tư;
c) Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật này.
...
Đối chiếu với quy định trên, ngoài nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thì còn các cơ quan sau đây thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về hoạt động đầu tư tại Việt Nam:
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Cơ quan đăng ký đầu tư;
Lưu ý:
+ Cơ quan, nhà đầu tư và tổ chức kinh tế thực hiện báo cáo bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
+ Cơ quan, nhà đầu tư, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Đối với các dự án đầu tư không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án đầu tư.
Chính sách của Nhà nước về đầu tư kinh doanh quy định thế nào?
Chính sách của Nhà nước về đầu tư kinh doanh được quy định tại Điều 5 Luật Đầu tư 2020, cụ thể như sau:
(1) Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật Đầu tư 2020 không cấm. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.
(2) Nhà đầu tư được tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật.
(3) Nhà đầu tư bị đình chỉ, ngừng, chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh nếu hoạt động này gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
(4) Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư.
(5) Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế.
(6) Nhà nước tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?