03 mẫu văn bản dành cho cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư đối với hoạt động đầu tư tại Việt Nam theo Thông tư 25?
- 03 mẫu văn bản dành cho cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư đối với hoạt động đầu tư tại Việt Nam theo Thông tư 25?
- Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư có trách nhiệm giám sát, đánh giá đầu tư không?
- Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp nào?
03 mẫu văn bản dành cho cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư đối với hoạt động đầu tư tại Việt Nam theo Thông tư 25?
Căn cứ Mục II Phụ lục A Danh mục các mẫu văn bản, báo cáo sửa đổi liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư ban hành kèm theo Thông tư 25/2023/TT-BKHĐT, 03 mẫu văn bản dành cho cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư đối với hoạt động đầu tư tại Việt Nam bao gồm:
TẢI VỀ Mẫu A.II.11 - Văn bản thỏa thuận bảo đảm thực hiện dự án đầu tư (Điều 43 Luật Đầu tư 2020)
TẢI VỀ Mẫu A.II.14 - Thông báo ngừng hoạt động của dự án đầu tư (do nhà đầu tư đề xuất)
TẢI VỀ Mẫu A.II.17.a - Thông báo chấm dứt toàn bộ hoạt động của dự án đầu tư trên cơ sở đề nghị của Nhà đầu tư
03 mẫu văn bản dành cho cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư đối với hoạt động đầu tư tại Việt Nam theo Thông tư 25? (Hình từ Internet)
Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư có trách nhiệm giám sát, đánh giá đầu tư không?
Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư có trách nhiệm giám sát, đánh giá đầu tư không thì căn cứ quy định tại Điều 70 Luật Đầu tư 2020 như sau:
Giám sát, đánh giá đầu tư
1. Hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm:
a) Giám sát, đánh giá dự án đầu tư;
b) Giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư.
2. Trách nhiệm giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý;
b) Cơ quan đăng ký đầu tư giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
...
Đối chiếu với quy định trên, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư có trách nhiệm giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý.
Lưu ý:
- Nội dung giám sát, đánh giá dự án đầu tư bao gồm:
+ Đối với dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước để đầu tư kinh doanh, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư theo nội dung và tiêu chí đã được phê duyệt tại quyết định đầu tư;
+ Đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá mục tiêu, sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch và chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận, tiến độ thực hiện, việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, công nghệ, sử dụng đất đai, tài nguyên khác theo quy định của pháp luật;
+ Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện giám sát, đánh giá các nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
- Nội dung giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư bao gồm:
+ Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; việc thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư;
+ Tình hình thực hiện các dự án đầu tư;
+ Đánh giá kết quả thực hiện đầu tư của cả nước, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các địa phương, các dự án đầu tư theo phân cấp;
+ Kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư cấp trên về kết quả đánh giá đầu tư và biện pháp xử lý những vướng mắc và vi phạm pháp luật về đầu tư.
- Cơ quan, tổ chức thực hiện đánh giá tự thực hiện hoặc thuê chuyên gia, tổ chức tư vấn có đủ điều kiện, năng lực để đánh giá đầu tư.
Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật Đầu tư 2020, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
(1) Để bảo vệ di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của Luật Di sản văn hóa;
(2) Để khắc phục vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường;
(3) Để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về lao động;
(4) Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài;
(5) Nhà đầu tư không thực hiện đúng nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm.
Lưu ý:
- Nhà đầu tư ngừng hoạt động của dự án đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư.
Trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư vì lý do bất khả kháng thì nhà đầu tư được Nhà nước miễn tiền thuê đất, giảm tiền sử dụng đất trong thời gian ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.
- Thủ tướng Chính phủ quyết định ngừng, ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp việc thực hiện dự án đầu tư gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?