Nghĩa vụ trả nợ của người đang chấp hành hình phạt tù bị xử lý như thế nào? Ủy quyền cho người khác trả thay nợ khi đang chấp hành hình phạt tù được không?
Nợ đến hạn, đang trong tù có phải trả nợ hay không?
Theo đó, Điều 44 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tước một số quyền như sau:
Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:
- Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;
- Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
- Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Như vậy, công dân chỉ bị hạn chế một số quyền và nghĩa vụ theo quy định trên. Ngoài ra, công dân không có bị hạn chế quyền và nghĩa vụ nào khác của công dân khi đang chấp hành hình phạt tù.
Nghĩa vụ trả nợ của người đang chấp hành hình phạt tù thì xử lý như thế nào?
Nghĩa vụ trả nợ của người đang chấp hành hình phạt tù bị xử lý như thế nào?
Căn cứ tại Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 thì không có quy định nào loại trừ nghĩa vụ trả nợ của người đang chấp hành hình phạt tù.
- Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
- Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
+ Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, trong thời gian chấp hành hình phạt tù, nếu người này đang có khoản vay có lãi, mà khi đến hạn không trả hoặc trả không đầy đủ thì vẫn phải tính lãi trong cả thời gian chấp hành hình phạt. Việc người này bị phạt tù không phải trường hợp "bất khả kháng", mà do lỗi của chính họ (có hành vi vi phạm pháp luật hình sự, do đó pháp luật không có quy định loại trừ nghĩa vụ thanh toán nợ vay (bao gồm gốc và lãi).
Ủy quyền cho người khác trả thay nợ khi đang chấp hành hình phạt tù?
Nếu không muốn kéo dài thời gian trả nợ dẫn đến phát sinh nhiều tiền lãi, thì có thể áp dụng theo nguyên tắc tại Điều 283 Bộ luật Dân sự 2015 về ủy quyền cho người khác trả thay nợ như sau:
"Điều 283. Thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba
Khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?