Hướng dẫn giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho người đã quá già yếu, mắc bệnh hiểm nghèo của Bộ luật Hình sự ra sao?

Hướng dẫn giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho người đã quá già yếu, mắc bệnh hiểm nghèo của Bộ luật Hình sự ra sao?

Người lập công, người đã quá già yếu, người mắc bệnh hiểm nghèo là ai?

Căn cứ theo khoản 2, 4, 9 Điều 2 Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐTP có giải thích người lập công, người đã quá già yếu, người mắc bệnh hiểm nghèo như sau:

- “Lập công” quy định tại điểm a khoản 2, khoản 4 Điều 62, Điều 64 và khoản 2 Điều 105 Bộ luật Hình sự 2015 là trường hợp người bị kết án có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

+ Phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm;

+ Cứu, giúp được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên của Nhà nước, tập thể, cá nhân trong thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn hoặc sự kiện bất khả kháng khác;

+ Có sáng kiến, phát minh, sáng chế hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, chiến đấu, công tác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng, xác nhận.

- “Mắc bệnh hiểm nghèo” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 62, Điều 64, khoản 2 Điều 105 Bộ luật Hình sự 2015 là trường hợp:

+ Người bị kết án đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị (ví dụ: ung thư giai đoạn cuối, nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn lâm sàng IV, lao nặng độ 4 kháng thuốc, xơ gan cổ chướng, suy tim độ III trở lên, suy thận độ IV trở lên);

+ Hoặc mắc bệnh khác dẫn đến không có khả năng tự phục vụ bản thân, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao.

- “Đã quá già yếu” quy định tại Điều 64 Bộ luật Hình sự 2015 là người bị kết án thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Từ đủ 70 tuổi trở lên;

+ Từ đủ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên ốm đau, phải nằm điều trị tại bệnh viện liên tục từ 03 tháng trở lên hoặc không liên tục nhưng phải nằm điều trị tại bệnh viện từ 03 lần trở lên (mỗi lần từ 01 tháng trở lên), không có khả năng tự phục vụ bản thân, có kết luận bằng văn bản của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, cấp quân khu trở lên hoặc bệnh viện.

Hướng dẫn giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho người đã quá già yếu, mắc bệnh hiểm nghèo của Bộ luật Hình sự ra sao?

Tại Điều 6 Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐTP có hướng dẫn về giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 64 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

(1) Người bị kết án đã chấp hành được ít nhất một phần tư thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù từ 30 năm trở xuống; 10 năm đối với tù chung thân; 12 năm đối với người bị kết án về nhiều tội trong đó có tội bị kết án tù chung thân và có đủ điều kiện hướng dẫn tại các điểm b, c và d khoản 1, khoản 4, khoản 6 Điều 5 Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐTP thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, nếu người bị kết án thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Đã lập công; trong đó, mỗi lần lập công, người bị kết án chỉ được xét giảm thời hạn một lần;

- Đã quá già yếu;

- Mắc bệnh hiểm nghèo.

(2) Mức giảm mỗi lần cao nhất cho các trường hợp hướng dẫn tại (1) có thể là 01 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 04 năm đối với hình phạt tù có thời hạn, hình phạt tù chung thân, nhưng phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành hình phạt ít nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên hoặc 15 năm đối với hình phạt tù chung thân; trường hợp người bị kết án về nhiều tội trong đó có tội bị kết án phạt tù chung thân thì thời gian thực tế chấp hành hình phạt ít nhất là 20 năm.

(3) Trường hợp đặc biệt, khi có đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; sau khi có ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và được sự đồng ý của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì người bị kết án có thể được xét giảm vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với hướng dẫn tại (1), (2).

Điều 64 Bộ luật Hình sự 2015 quy định giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt như sau:

Người bị kết án có lý do đáng được khoan hồng thêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì Tòa án có thể xét giảm vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức quy định tại Điều 63 Bộ luật Hình sự 2015.

TẢI VỀ: Toàn văn Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐTP.

Hướng dẫn giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho người đã quá già yếu, người mắc bệnh hiểm nghèo của Bộ luật Hình sự ra sao?

Hướng dẫn giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho người đã quá già yếu, mắc bệnh hiểm nghèo của Bộ luật Hình sự ra sao? (Hình từ Internet)

Thời gian bắt buộc chữa bệnh có được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù hay không?

Căn cứ theo Điều 49 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Bắt buộc chữa bệnh
1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật này, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.
2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt.
Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.

Theo đó, thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù áp dụng đối với:

Người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình,

Trường hợp này căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.

Chú ý: sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
0 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào