Nghĩa vụ của doanh nghiệp kiểm toán là gì? Kiểm toán viên hành nghề có được mua cho bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hay không?

Mình có vấn đề muốn hỏi là trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp kiểm toán là gi? Trường hợp mình là kiểm toán viên của một doanh nghiệp kiểm toán thì có được doanh nghiệp mua cho bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hay không? Doanh nghiệp nếu không mua cho mình thì có bị phạt hay không?

Doanh nghiệp kiểm toán có trách nhiệm gì?

Các trách nhiệm mà doanh nghiệp kiểm toán phải đảm bảo được quy định tại Điều 17 Thông tư 203/2012/TT-BTC sửa đổi bởi khoản 1 Điều 5 Thông tư 39/2020/TT-BTC bao gồm:

Điều 17. Trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán
1. Duy trì và đảm bảo các điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong suốt thời gian hoạt động.
2. Không sửa chữa, tẩy xóa nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
3. Không cho thuê, cho mượn, cầm cố, mua bán, chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
4. Báo cáo Bộ Tài chính trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bị mất, bị hư hỏng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
5. Thông báo bằng văn bản (kèm theo tài liệu chứng minh) cho Bộ Tài chính trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi về những nội dung quy định tại Điều 26 Luật kiểm toán độc lập.
6. Chịu sự kiểm tra, thanh tra và chấp hành quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đảm bảo điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán và việc sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
7. Định kỳ hàng năm trước ngày 31/10, hoặc khi có yêu cầu, doanh nghiệp kiểm toán phải báo cáo tình hình duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán (theo mẫu quy định tại Phụ lục IX) cho Bộ Tài chính kèm theo những tài liệu quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này có thay đổi so với lần nộp gần nhất.7. Gửi Báo cáo tình hình duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán với những nội dung sau:
a) Tên báo cáo: Báo cáo tình hình duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
b) Nội dung yêu cầu báo cáo: Kê khai việc duy trì từng điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong năm của doanh nghiệp kiểm toán. Cụ thể:
- Số và ngày Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư) cấp lần gần nhất;
- Số và ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cấp lần đầu và cấp điều chỉnh/cấp lại lần gần nhất;
- Danh sách kiểm toán viên hành nghề có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán đến thời điểm báo cáo;
- Vốn điều lệ tại thời điểm báo cáo, trong đó chi tiết:
+ Vốn góp của kiểm toán viên hành nghề;
+ Vốn góp của thành viên là tổ chức; Họ tên và Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán của người đại diện của thành viên là tổ chức;
- Vốn chủ sở hữu trên Báo cáo tình hình tài chính năm gần thời điểm báo cáo nhất;
- Việc mua bảo hiểm nghề nghiệp, trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp;
- Việc chấp hành pháp luật.
c) Đối tượng thực hiện báo cáo: Doanh nghiệp kiểm toán.
d) Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán).
đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo định kỳ được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc bản sao điện tử, được gửi bằng một trong các phương thức sau:
- Gửi trực tiếp;
- Gửi qua dịch vụ bưu chính;
- Gửi qua hệ thống thư điện tử;
- Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
e) Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất là ngày 31/10 năm báo cáo hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
g) Tần suất thực hiện báo cáo: Báo cáo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu.
h) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Tính từ ngày 01/10 năm trước đến ngày 30/9 năm báo cáo hoặc đến thời điểm theo yêu cầu.
i) Mẫu đề cương báo cáo: Theo Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
k) Mẫu biểu số liệu báo cáo: Theo Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
l) Hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo: Hàng năm, doanh nghiệp kiểm toán tổng hợp thông tin các điều kiện kinh doanh kiểm toán theo mẫu và gửi về Bộ Tài chính theo thời hạn quy định.
8. Gửi Báo cáo tình hình hoạt động năm với những nội dung sau:
a) Tên báo cáo: Báo cáo tình hình hoạt động năm.
b) Nội dung yêu cầu báo cáo: Báo cáo số liệu, thông tin cơ bản nhất về tình hình hoạt động kinh doanh kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán trong năm, cụ thể:
- Tình hình nhân viên;
- Tình hình doanh thu;
- Kết quả kinh doanh;
- Những thay đổi trong năm;
- Thuận lợi, khó khăn và các kiến nghị, đề xuất hoặc thông tin khác công ty cần cung cấp cho Bộ Tài chính (nếu có).
c) Đối tượng thực hiện báo cáo: Doanh nghiệp kiểm toán.
d) Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán).
đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo định kỳ được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc bản sao điện tử, được gửi bằng một trong các phương thức sau:
- Gửi trực tiếp;
- Gửi qua dịch vụ bưu chính;
- Gửi qua hệ thống thư điện tử;
- Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
e) Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất là ngày 10/4 năm sau.
g) Tần suất thực hiện báo cáo: Báo cáo định kỳ hàng năm.
h) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm báo cáo.
i) Mẫu đề cương báo cáo: Theo Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.
k) Mẫu biểu số liệu báo cáo: Theo Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.
l) Hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo: Hàng năm, doanh nghiệp kiểm toán tổng hợp thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh kiểm toán theo mẫu và gửi về Bộ Tài chính theo thời hạn quy định.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp kiểm toán là gì? Kiểm toán viên hành nghề có được mua cho bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hay không?

Nghĩa vụ của doanh nghiệp kiểm toán là gì? Kiểm toán viên hành nghề có được mua cho bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hay không?

Nghĩa vụ của doanh nghiệp kiểm toán là gì?

Căn cứ Điều 29 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp kiểm toán như sau:

Điều 29. Nghĩa vụ của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam
1. Hoạt động theo nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
2. Bố trí nhân sự có trình độ chuyên môn phù hợp để bảo đảm chất lượng dịch vụ kiểm toán; quản lý hoạt động nghề nghiệp của kiểm toán viên hành nghề.
3. Hàng năm thông báo danh sách kiểm toán viên hành nghề cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
4. Bồi thường thiệt hại cho khách hàng, đơn vị được kiểm toán trên cơ sở hợp đồng kiểm toán và theo quy định của pháp luật.
5. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên hành nghề hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính.
6. Thông báo cho đơn vị được kiểm toán khi nhận thấy đơn vị được kiểm toán có dấu hiệu vi phạm pháp luật về kinh tế, tài chính, kế toán.
7. Cung cấp thông tin về kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
8. Cung cấp hồ sơ, tài liệu kiểm toán theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
9. Báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động kiểm toán độc lập.
10. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình kiểm tra, thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp; chấp hành quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra.
11. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước khách hàng về kết quả kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán đã giao kết.
12. Chịu trách nhiệm với người sử dụng kết quả kiểm toán khi người sử dụng kết quả kiểm toán:
a) Có lợi ích liên quan trực tiếp đến kết quả kiểm toán của đơn vị được kiểm toán tại ngày ký báo cáo kiểm toán;
b) Có hiểu biết một cách hợp lý về báo cáo tài chính và cơ sở lập báo cáo tài chính là các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Đã sử dụng một cách thận trọng thông tin trên báo cáo tài chính đã kiểm toán.
13. Từ chối thực hiện kiểm toán khi xét thấy không bảo đảm tính độc lập, không đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện kiểm toán.
14. Từ chối thực hiện kiểm toán khi khách hàng, đơn vị được kiểm toán có yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trái với quy định của pháp luật.
15. Tổ chức kiểm toán chất lượng hoạt động và chịu sự kiểm toán chất lượng dịch vụ kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính.
16. Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Chiếu theo quy định trên có thể thấy trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán có bao gồm cả mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên hành nghề.

Tuy nhiên để trả lời cho việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp có bắt buộc đối với doanh nghiệp kiểm toán hay không, thì việc mua bảo hiểm là không bắt buộc đối với trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính.

Ngoài ra quy định tại khoản 9 Điều 59 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định việc không tuân thủ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp là vi phạm pháp luật.

Doanh nghiệp kiểm toán không tuân thủ việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên thì bị xử phạt thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 60 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán như sau:

"Điều 60. Xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Điều 59 của Luật này thì bị xử lý theo các hình thức sau:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Ngoài hình thức xử lý quy định tại điểm a và điểm b của khoản này, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, chứng chỉ kiểm toán viên, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, đình chỉ đăng ký hành nghề hoặc cấm tham gia hoạt động kiểm toán độc lập.
2. Cá nhân vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Luật này, ngoài việc bị xử lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn bị đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính hoặc của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập."

Ngoài ra doanh nghiệp còn bị xử phạt vi phạm hành chính khi không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên đồng thời không lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp.

Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính như sau:

- Đối với hành vi doanh nghiệp kiểm toán thực hiện việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên hành nghề hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp không đúng với quy định của Bộ Tài chính sẽ bị phạt tiền lên tới 10.000.000đ.

- Đối với hành vi doanh nghiệp kiểm toán không thực hiện việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên hành nghề hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp sẽ bị phạt tiền lên tới 20.000.000đ.

Lưu lý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định mức phạt trên chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp.

Doanh nghiệp kiểm toán TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Khi nào thì doanh nghiệp kiểm toán có thể được kiểm tra đột xuất?
Pháp luật
Như thế nào là kiểm soát nội bộ? Kiểm soát nội bộ nhằm mục đích gì? Tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ được kiểm tra thông qua hoạt động nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp kiểm toán có thể thành lập theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được không?
Pháp luật
Doanh nghiệp kiểm toán cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì khi có nhu cầu nhận ủy thác hoặc thuê kiểm toán từ Kiểm toán nhà nước?
Pháp luật
Doanh nghiệp kiểm toán là công ty TNHH 2 thành viên trở lên phải luôn duy trì vốn chủ sở hữu ở mức tối thiểu 5 tỷ đồng đúng không?
Pháp luật
Nghĩa vụ của doanh nghiệp kiểm toán là gì? Kiểm toán viên hành nghề có được mua cho bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp kiểm toán đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán nhưng vẫn thực hiện dịch vụ soát xét báo cáo tài chính bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp kiểm toán có bị xử phạt khi bố trí kiểm toán viên hành nghề ký báo cáo kiểm toán quá 3 năm liên tục cho một đơn vị được kiểm toán?
Pháp luật
Doanh nghiệp kiểm toán thông đồng với đơn vị được kiểm toán làm sai lệch báo cáo tài chính bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Doanh nghiệp kiểm toán không thông báo Bộ Tài chính khi hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng kinh doanh có bị xử phạt không?
Pháp luật
Doanh nghiệp kiểm toán có phải thông báo Bộ Tài chính khi bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp kiểm toán
4,231 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp kiểm toán

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp kiểm toán

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào