Nghị định 46/2023/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và những nội dung đáng chú ý?
Quy định về vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm ra sao?
Ngày 01/7/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, có hiệu lực từ ngày ký.
Nghị định 46/2023/NĐ-CP có quy định về vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Cụ thể, tại Điều 35 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe phải đảm bảo mức vốn điều lệ tối thiểu 750 tỷ đồng.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí, mức vốn điều lệ tối thiểu là 1.000 tỷ đồng.
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí yêu cầu có mức vốn điều lệ tối thiểu 1.300 tỷ đồng.
Về điều kiện giảm vốn điều lệ, tại Điều 20 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam muốn giảm vốn điều lệ, vốn được cấp phải đáp ứng điều kiện sau:
- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tài chính theo quy định tại Nghị định 46/2023/NĐ-CP;
- Đồng thời, sau khi giảm vốn điều lệ, vốn được cấp, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam vẫn phải đảm bảo các quy định về vốn, biên khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật và điều kiện về cơ cấu cổ đông quy định tại Điều 66 Luật Kinh doanh bảo hiểm đối với công ty cổ phần.
Ngoài ra, Nghị định 46/2023/NĐ-CP còn quy định, đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đã đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp phát hành, trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành trước ngày 1/1/2023 thì không được phép gia hạn khoản đầu tư này.
Nghị định 46/2023/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và những nội dung đáng chú ý?
Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm sẽ chi trả cho khách hàng mua bảo hiểm nếu doanh nghiệp bảo hiểm phá sản?
Một trong những nội dung đáng chú ý được quy định tại Nghị định 46/2023/NĐ-CP đó là hạn mức chi trả cho khách hàng mua bảo hiểm khi doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phá sản, không thể thanh toán.
Cụ thể, tại khoản 1 Điều 95 Nghị định 46/2023/NĐ-CP có nêu:
- Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, Quỹ chỉ trả tối đa 90% mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, nhưng không quá 200 triệu đồng Việt Nam/người được bảo hiểm/hợp đồng.
Mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tương ứng với từng trường hợp được quy định như sau: Đối với các hợp đồng đã xảy ra sự kiện bảo hiểm nhưng chưa được chỉ trả quyền lợi bảo hiểm, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm là quyền lợi bảo hiểm được hưởng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
- Đối với các hợp đồng mang tính tiết kiệm, có giá trị hoàn lại và đang còn hiệu lực, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm tương ứng với giá trị hoàn lại của hợp đồng tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bổ doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc phá sản.
- Đối với các hợp đồng chỉ mang tính bảo vệ, không có giá trị hoàn lại và đang còn hiệu lực, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm tương ứng phần phí bảo hiểm đã đóng cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm.
- Đối với các hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư đang còn hiệu lực, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm tương ứng với giá trị tài khoản của khách hàng tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc phá sản.
- Trường hợp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có nhiều người được bảo hiểm, hạn mức chi trả tối đa của Quỹ theo quy định trên được áp dụng đối với từng người được bảo hiểm trừ trường hợp giữa những người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thỏa thuận khác tại hợp đồng bảo hiểm.
Điều kiện tài chính để được cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm theo Nghị định mới như thế nào?
Nghị định 46/2023/NĐ-CP có quy định rõ điều kiện về tài chính để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 11 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, tổ chức góp từ 10% vốn điều lệ trở lên thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các Điều 64, Điều 65, Điều 66 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và điều kiện về tài chính sau:
- Tổ chức góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu phải đảm bảo vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu lớn hơn hoặc bằng số vốn dự kiến góp;
- Trường hợp tổ chức góp vốn là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, Luật Chứng khoán 2019 thì các tổ chức này phải đảm bảo duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật liên quan không yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản chấp thuận thì tổ chức góp vốn phải có văn bản xác nhận việc này;
- Trường hợp tổ chức góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài thì phải đảm bảo duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền của nước nơi các tổ chức này đóng trụ sở chính cho phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm tại Việt Nam.
Trường hợp quy định của nước nơi tổ chức này đóng trụ sở chính không có yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nước đó;
- Có báo cáo tài chính 3 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động được kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?