Nghị định 175 quy định các công việc thực hiện ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng bao gồm?
- Nghị định 175 quy định các công việc thực hiện ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng gồm các công việc nào?
- Bước đầu tiên trong việc thực hiện khảo sát xây dựng là bước nào theo quy định tại Nghị định 175?
- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được quy định ra sao? Được sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng trong trường hợp nào?
Nghị định 175 quy định các công việc thực hiện ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng gồm các công việc nào?
Nghị định 175 quy định các công việc thực hiện ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng gồm các công việc nào thì căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 175/2024/NĐ-CP về trình tự đầu tư xây dựng như sau:
Trình tự đầu tư xây dựng
1. Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Xây dựng năm 2014 được quy định cụ thể như sau:
a) Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: lập đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài (nếu có); lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư để quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có); khảo sát xây dựng phục vụ lập dự án; lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng làm cơ sở lập dự án; lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng; các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;
b) Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng phục vụ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; vận hành, chạy thử; nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng; quyết toán hợp đồng xây dựng; giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng; các công việc cần thiết khác liên quan đến thực hiện dự án;
...
Như vậy, theo quy định, các công việc thực hiện ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng bao gồm các công việc sau đây:
(1) Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có);
(2) Khảo sát xây dựng phục vụ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở;
(3) Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng;
(4) Cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng);
(5) Ký kết hợp đồng xây dựng;
(6) Thi công xây dựng công trình;
(7) Giám sát thi công xây dựng;
(8) Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành;
(9) Vận hành, chạy thử;
(10) Nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng;
(11) Quyết toán hợp đồng xây dựng;
(12) Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng;
(13) Các công việc cần thiết khác liên quan đến thực hiện dự án.
Nghị định 175 quy định các công việc thực hiện ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng bao gồm? (Hình từ Internet)
Bước đầu tiên trong việc thực hiện khảo sát xây dựng là bước nào theo quy định tại Nghị định 175?
Bước đầu tiên trong việc thực hiện khảo sát xây dựng là bước nào theo quy định tại Nghị định 175 thì căn cứ quy địn tại Điều 29 Nghị định 175/2024/NĐ-CP như sau:
Trình tự thực hiện khảo sát xây dựng
1. Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
2. Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.
3. Thực hiện khảo sát xây dựng.
4. Nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát xây dựng.
Nhự vậy, bước đầu tiên trong việc thực hiện khảo sát xây dựng là lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được quy định ra sao? Được sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng trong trường hợp nào?
Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được quy định ra sao và được sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng trong trường hợp nào thì tại Điều 30 Nghị định 175/2024/NĐ-CP có quy định, cụ thể như sau:
(1) Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được lập cho công tác khảo sát phục vụ việc lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thiết kế sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp công trình hoặc phục vụ các công tác khảo sát khác có liên quan đến hoạt động xây dựng.
(2) Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do nhà thầu thiết kế hoặc nhà thầu khảo sát xây dựng lập.
Trường hợp chưa lựa chọn được nhà thầu thiết kế, nhà thầu khảo sát xây dựng hoặc trong các trường hợp khảo sát khác, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền lập dự án PPP được thuê tổ chức, cá nhân hoặc giao tổ chức, cá nhân trực thuộc có đủ điều kiện năng lực khảo sát hoặc thiết kế xây dựng theo quy định tại Nghị định này để lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
(3) Chủ đầu tư có trách nhiệm phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng bằng văn bản hoặc phê duyệt trực tiếp tại nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
(4) Các nội dung của nhiệm vụ khảo sát xây dựng bao gồm:
- Mục đích khảo sát xây dựng;
- Phạm vi khảo sát xây dựng;
- Yêu cầu về việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng;
- Sơ bộ khối lượng các loại công tác khảo sát xây dựng, dự toán khảo sát xây dựng (nếu có);
- Thời gian thực hiện khảo sát xây dựng.
(5) Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau:
- Trong quá trình thực hiện khảo sát xây dựng, phát hiện các yếu tố khác thường có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế hoặc khi có thay đổi nhiệm vụ thiết kế cần phải bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
- Trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế phát hiện nhiệm vụ khảo sát xây dựng, báo cáo khảo sát xây dựng không đáp ứng yêu cầu thiết kế;
- Trong quá trình thi công, phát hiện các yếu tố địa chất khác thường, không đáp ứng được nhiệm vụ khảo sát đã được chủ đầu tư hoặc tư vấn thiết kế phê duyệt có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình, biện pháp thi công xây dựng công trình.
(6) Khi lập nhiệm vụ khảo sát ở bước thiết kế xây dựng sau thì phải xem xét nhiệm vụ khảo sát và kết quả khảo sát đã thực hiện ở bước thiết kế xây dựng trước và các kết quả khảo sát có liên quan được thực hiện trước đó (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người tiêu dùng chịu nhiều tác động bất lợi về tiếp cận thông tin là ai? Trách nhiệm ngăn ngừa việc tiếp cận thông tin trái phép?
- Gắn điện thoại trên xe máy có bị phạt không 2025? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy phạt bao nhiêu?
- Thành phần, tiêu chuẩn, số lượng ủy viên Hội đồng quân nhân thực hiện dân chủ cơ sở trong Quân đội nhân dân ra sao?
- Mẫu biên bản xác nhận hoàn thành dịch vụ? Bắt buộc phải trả tiền dịch vụ tại địa điểm thực hiện công việc khi hoàn thành dịch vụ?
- Hồ sơ kiểm toán chung của Đoàn kiểm toán theo Quyết định 09/2024 ra sao? Danh mục hồ sơ kiểm toán thế nào?