Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là ngày nào? Công tác tổ chức kỷ niệm ngày này được thực hiện như thế nào?
Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là ngày bao nhiêu?
Theo Điều 11 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 quy định như sau:
Ngày truyền thống và Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc
Ngày 18 tháng 11 hằng năm là Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
Theo đó, ngày 18 tháng 11 hằng năm là Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Hình từ Internet)
Công tác tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 9 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định về tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống như sau:
Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Năm tròn
a) Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
b) Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
- Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
c) Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
2. Năm khác: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
3. Kinh phí tổ chức ngày thành lập, ngày truyền thống được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Theo đó, công tác tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện phụ thuộc vào lễ tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống có thuộc năm tròn hay không, cụ thể như sau:
- Đối với năm tròn (năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là 0):
+ Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
+ Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
++ Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
++ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
+ Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
- Đối với năm khác (trừ năm tròn): Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
- Kinh phí tổ chức ngày thành lập, ngày truyền thống được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Nghi thức tổ chức lễ kỷ niệm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định về nghi thức lễ kỷ niệm như sau:
Nghi thức lễ kỷ niệm
1. Nghi thức tổ chức lễ kỷ niệm được tiến hành theo trình tự sau:
a) Thông báo chương trình lễ kỷ niệm;
b) Lễ chào cờ, đại biểu dự lễ hát Quốc ca;
c) Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu, khách mời theo thứ tự sau:
- Giới thiệu đích danh đại biểu cấp trên đến tham dự lễ kỷ niệm;
- Giới thiệu đại diện tên cơ quan, đơn vị hoặc nhóm chức danh được mời;
- Giới thiệu đích danh chức danh cao nhất (đương nhiệm) của người đứng đầu đơn vị chủ trì tổ chức lễ kỷ niệm;
- Khi được giới thiệu, đại biểu có chức danh cao nhất đứng lên, cúi chào (các đại biểu dự lễ kỷ niệm vỗ tay).
d) Diễn văn kỷ niệm;
đ) Công bố quyết định khen thưởng, trao thưởng (nếu có);
e) Phát biểu của đại biểu cấp trên (nếu có);
g) Phát biểu đáp từ của người đứng đầu đơn vị chủ trì tổ chức lễ kỷ niệm;
h) Tuyên bố kết thúc buổi lễ.
2. Việc điều hành phần nghi thức quy định tại khoản 1 Điều này phải do Ban Tổ chức lễ kỷ niệm thực hiện.
Theo đó, nghi thức tổ chức lễ kỷ niệm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tiến hành theo trình tự sau:
- Thông báo chương trình lễ kỷ niệm;
- Lễ chào cờ, đại biểu dự lễ hát Quốc ca;
- Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu, khách mời theo thứ tự sau:
+ Giới thiệu đích danh đại biểu cấp trên đến tham dự lễ kỷ niệm;
+ Giới thiệu đại diện tên cơ quan, đơn vị hoặc nhóm chức danh được mời;
+ Giới thiệu đích danh chức danh cao nhất (đương nhiệm) của người đứng đầu đơn vị chủ trì tổ chức lễ kỷ niệm;
+ Khi được giới thiệu, đại biểu có chức danh cao nhất đứng lên, cúi chào (các đại biểu dự lễ kỷ niệm vỗ tay).
- Diễn văn kỷ niệm;
- Công bố quyết định khen thưởng, trao thưởng (nếu có);
- Phát biểu của đại biểu cấp trên (nếu có);
- Phát biểu đáp từ của người đứng đầu đơn vị chủ trì tổ chức lễ kỷ niệm;
- Tuyên bố kết thúc buổi lễ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?