Ngày thương binh liệt sĩ 27/7 thể hiện truyền thống gì? Để được công nhận là liệt sĩ cần đáp ứng những điều kiện, tiêu chuẩn gì?

Ngày thương binh liệt sĩ thể hiện truyền thống gì? Để được công nhận là liệt sĩ cần đáp ứng những điều kiện, tiêu chuẩn gì? Ngày thương binh liệt sĩ 27/7 có phải ngày lễ lớn trong năm không? Người lao động có được nghỉ trong ngày này?

Ngày thương binh liệt sĩ thể hiện truyền thống gì? Để được công nhận là liệt sĩ cần đáp ứng những điều kiện, tiêu chuẩn gì?

Ngày 8/7/1975 Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị 223/CT-TW năm 1975, ngày 27/7 hàng năm chính thức trở thành "Ngày thương binh liệt sĩ" của cả nước.

Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, lòng quý trọng và biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với những chiến sĩ đã hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Hiện nay, để được công nhận là liệt sĩ thì cá nhân cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 14 Nghị định 131/2021/NĐ-CP như sau:

(1) Trực tiếp phục vụ chiến đấu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 được xác định là thực hiện các nhiệm vụ trong lúc trận đánh đang diễn ra hoặc trong khi địch đang bắn phá: cứu thương, tải thương, tải đạn, đảm bảo thông tin liên lạc, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu.

(2) Địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp vùng địch chiếm đóng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 được xác định theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP.

(3) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 được xác định như sau:

- Nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập có tính chất nguy hiểm trong các trường hợp sau: bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai; trong huấn luyện chiến đấu, diễn tập của lực lượng: không quân, hải quân, kiểm ngư, cảnh sát biển, đặc công, trinh sát đặc nhiệm, cảnh sát cơ động, đặc nhiệm.

- Làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh có tính chất nguy hiểm khi: chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai; thực hiện nhiệm vụ của kiểm ngư, cảnh sát biển; tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; rà phá, xử lý, tiêu hủy bom mìn, vật liệu nổ; nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, thử nghiệm, bảo quản, vận chuyển thuốc phóng, thuốc nổ, vũ khí, đạn dược; xây dựng công trình ngầm quốc phòng, an ninh.

(4) Địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 (sau đây gọi là địa bàn đặc biệt khó khăn) là địa bàn có điều kiện tự nhiên hiểm trở, khắc nghiệt, khó khăn dễ xảy ra tai nạn, ốm đau, bao gồm các địa bàn theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP.

Không xem xét công nhận đối với các trường hợp ốm đau tại địa bàn đặc biệt khó khăn nhưng đã được đưa đi chữa trị ở bệnh viện tuyến tỉnh trở lên hoặc ốm đau ở nơi khác và đã được điều trị nhưng không chữa khỏi mà vẫn chuyển công tác về địa bàn có điều kiện đặc biệt khó khăn.

(5) Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm quy định tại điểm i khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 là trực tiếp thực thi nhiệm vụ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nhằm điều tra, phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ đối tượng phạm tội hoặc ngăn chặn hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự.

(6) Xem xét công nhận liệt sĩ đối với trường hợp quy định tại điểm k khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 gồm các yếu tố sau:

- Nhận thức được đầy đủ sự nguy hiểm và tính cấp bách của sự việc.

- Chủ động thực hiện hành vi đặc biệt dũng cảm, chấp nhận hy sinh bản thân.

- Bảo vệ lợi ích quan trọng của Nhà nước, tính mạng và lợi ích hợp pháp của Nhân dân hoặc để ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

- Là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội, được tặng thưởng Huân chương và được cơ quan quản lý nhà nước về người có công tổ chức phát động học tập tấm gương trong phạm vi cả nước.

(7) Các trường hợp khác thực hiện theo quy định tại các điểm c, d, đ, e, l, m khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020.

Ngày thương binh liệt sĩ thể hiện truyền thống gì?

Ngày thương binh liệt sĩ thể hiện truyền thống gì? (Hình từ Internet)

Ngày thương binh liệt sĩ 27/7 có phải ngày lễ lớn trong năm không?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về những ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Theo đó, Ngày thương binh liệt sĩ 27/7 không phải một trong những ngày lễ lớn của Việt Nam.

Người lao động có được nghỉ trong ngày Kỷ niệm 77 năm Ngày thương binh liệt sĩ không?

Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về các ngày nghỉ lễ, tết tại Việt Nam như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...

Theo quy định trên thì Kỷ niệm 77 năm Ngày thương binh liệt sĩ không thuộc các ngày nghỉ lễ của người lao động.

Do đó, nếu ngày Kỷ niệm 77 năm Ngày thương binh liệt sĩ rơi vào ngày làm việc hàng tuần thì người lao động vẫn phải đi làm bình thường.

Trường hợp muốn xin nghỉ vào Ngày thương binh liệt sĩ, người lao động sử dụng ngày phép năm (Điều 113 Bộ luật Lao động 2019) để xin nghỉ hoặc xin nghỉ không hưởng lương (Điều 115 Bộ luật Lao động 2019).

Ngày Thương binh Liệt sĩ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu bài phát biểu Ngày Thương binh Liệt sĩ 27 7? Phát biểu kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ thế nào?
Pháp luật
Ngày thương binh liệt sĩ 27/7 thể hiện truyền thống gì? Để được công nhận là liệt sĩ cần đáp ứng những điều kiện, tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
27 tháng 7 là Ngày Thương binh - Liệt sĩ đúng không? 27 tháng 7 năm 2024 vào thứ mấy trong tuần?
Pháp luật
Tặng quà nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7/2024 theo Quyết định mới nhất của Chủ tịch nước như thế nào?
Pháp luật
Người dân có phải treo cờ Tổ quốc trong ngày kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh liệt sĩ hay không?
Pháp luật
Ngày Thương binh Liệt sĩ 2023 là ngày bao nhiêu? Đối tượng nào nhận quà nhân dịp kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh Liệt sĩ?
Pháp luật
Người lao động có được nghỉ vào kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh liệt sĩ hay không? Làm việc vào ban đêm trong những ngày lễ thì được hưởng lương như thế nào?
Pháp luật
Mức quà tặng nhân dịp kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh-Liệt sĩ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là bao nhiêu?
Pháp luật
Bệnh binh được hưởng mức quà tặng nhân dịp kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh-Liệt sĩ 27/7/2023 là bao nhiêu?
Pháp luật
Mức quà tặng nhân dịp kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh-Liệt sĩ năm 2023 mà thương binh được hưởng là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngày Thương binh Liệt sĩ
333 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngày Thương binh Liệt sĩ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Văn bản liên quan đến Ngày Thương binh Liệt sĩ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào