Ngày Quốc tế Bảo vệ tầng ozon là ngày 16/9 hằng năm đúng không? Nghĩa vụ chung của các quốc gia trong việc bảo vệ tầng ozon?
Ngày Quốc tế Bảo vệ tầng ozon là ngày 16/9 hằng năm đúng không?
Tầng ozon được định nghĩa tại khoản 1 Điều 1 Công ước viên về bảo vệ tầng ôzôn năm 1085, cụ thể như sau:
Điều 1. Các định nghĩa
Đối với những mục của Công ước này:
1. "Tầng ôzôn" có nghĩa là tầng ôzôn khí quyển bên trên tầng biên hành tinh.
2. "Những ảnh hưởng có hại" nghĩa là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh khối. Bao gồm những biến đổi trong khí hậu có ảnh hưởng tai hại đến sức khoẻ con người hoặc đến thành phần khả năng phục hồi và sức sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và cơ quan quản lý, hoặc các vật chất có ích cho nhân loại.
3. "Các kỹ thuật hoặc thiết bị thay thế" nghĩa là các kỹ thuật hoặc thiết bị mà khi sử dụng có thể giảm hoặc khử có hiệu quả việc phát ra các chất cơ hoặc để có những ảnh hưởng có hại đến tầng ôzôn.
4. "Các chất thay thế" là các chất làm giảm, khử hoặc tránh những ảnh hưởng có hại đến tầng ôzôn.
5. "Các bên" là các bên của Công ước này, trừ khi có giải thích khác trong văn bản.
6. "Tổ chức hợp nhất kinh tế khu vực" là tổ chức bao gồm các quốc gia có chủ quyền của một khu vực, có thẩm quyền về các vấn đề trong Công ước này hoặc các Nghị định thư của nó và đã được uỷ quyền thích đáng phù hợp với các thủ tục nội bộ để ký, phê chuẩn, thừa nhận, tán thành hoặc tham gia vào các văn kiện liên quan.
7. "Các Nghị định thư" là các Nghị định thư của Công ước này.
Theo đó, tầng ozon được hiểu là tầng ôzôn khí quyển bên trên tầng biên hành tinh, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hành tinh, giúp bảo vệ môi trường, khí hậu và sinh vật sống. Cụ thể tầng ozon giúp con người có thể tránh được nguy cơ mắc phải các bệnh về da và ung thư thông qua việc hấp thụ tia cực tím từ bức xạ của mặt trời đến trái đất.
Như vậy, nhằm tăng cường sự hiểu biết cũng như nâng cao nhận thức và truyền tải các thông điệp về bảo vệ tầng ozon, ngày 16/9 hằng năm được chọn là ngày Quốc tế Bảo vệ tầng ozon.
Ngày Quốc tế Bảo vệ tầng ozon là ngày 16/9 hằng năm đúng không? Nghĩa vụ chung của các quốc gia trong việc bảo vệ tầng ozon? (hình từ internet)
Nghĩa vụ chung của các quốc gia trong việc bảo vệ tầng ozon được quy định ra sao?
Nghĩa vụ chung của các quốc gia trong việc bảo vệ tầng ozon được quy định tại Điều 2 Công ước viên về bảo vệ tầng ôzôn năm 1985 như sau:
Những nghĩa vụ chung
1. Các bên sẽ dùng những biện pháp thích hợp phù hợp với các điều khoản của Công ước này và của các Nghị định thư có hiệu lực họ đã tham gia để bảo vệ sức khoẻ con người và mm chống lại những ảnh hưởng có hại phát sinh hoặc dễ phát sinh từ những hoạt động của con người làm thay đổi hoặc dễ làm thay đổi tầng ôzôn.
2. Ở đây, phù hợp với các phương tiện hiện có và trong phạm vi khả năng của mình, các bên sẽ:
a. Hợp tác bằng các quan trắc có hệ thống, nghiên cứu và trao đổi thông tin để hiểu rõ và đánh giá tốt hơn những ảnh hưởng của các hoạt động của con người đến tâng ôzôn và những ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và mm do biến đổi tầng ôzôn;
b. Chấp nhận các biện pháp pháp lý hoặc hành chính và hợp tác trong việc phối hợp các chính sách thích hợp để kiểm soát hạn chế, giảm bớt hoặc ngăn chặn những hoạt động của con người trong phạm vi quyền hạn hoặc sự kiểm soát của mình nếu như thấy rằng các hoạt động đó có hoặc dễ có những ảnh hưởng có hại do sự biến đổi hoặc dễ biến đổi tầng ôzôn.
c. Hợp tác trong việc hệ thống hoá các biện pháp, thủ tục và tiêu chuẩn đã nhất trí để thực hiện Công ước này, nhằm chấp nhận và thi hành các Nghị định thư và các văn bản phụ lục;
d. Hợp tác với những cơ quan ở quốc tế có thẩm quyền để thi hành có hiệu quả Công ước này và các Nghị định thư mà họ tham gia.
1. Các điều khoản của Công ước này sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng đến quyền của các bên chấp thuận. Phù hợp với luật quốc tế, những biện pháp trong nước bổ sung cho những biện pháp nói đến trong mục 1 và 2 ở trên, chúng cũng không ảnh hưởng đến những biện pháp bổ sung trong nước đã được một bên nào đưa ra, miễn là những biện pháp đó không trái với những trách nhiệm của mình theo Công ước này.
2. Việc áp dụng điều khoản này sẽ dựa trên những xem xét khoa học và kỹ thuật thích hợp.
Như vậy, trong việc bảo vệ tằng ozon, các quốc gia có các nghĩa vụ chung kể trên.
Việc bảo vệ tầng ozon do pháp luật Việt Nam quy định bao gồm những nội dung gì?
Việc bảo vệ tầng ozon do pháp luật Việt Nam được quy định tại Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
Bảo vệ tầng ô-dôn
1. Bảo vệ tầng ô-dôn là hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm ngăn ngừa sự suy giảm tầng ô-dôn, hạn chế tác động có hại của bức xạ cực tím từ Mặt Trời.
2. Nội dung bảo vệ tầng ô-dôn bao gồm:
a) Quản lý hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Thực hiện việc thu gom, tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát thuộc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về bảo vệ tầng ô-dôn trong thiết bị có các chất này khi không còn sử dụng;
c) Phát triển và ứng dụng công nghệ, thiết bị sử dụng các chất không làm suy giảm tầng ô-dôn, chất thân thiện khí hậu.
...
Theo quy định này, việc bảo vệ tầng ozon do pháp luật Việt Nam quy định bao gồm những nội dung sau:
- Quản lý hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Thực hiện việc thu gom, tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát thuộc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về bảo vệ tầng ô-dôn trong thiết bị có các chất này khi không còn sử dụng;
- Phát triển và ứng dụng công nghệ, thiết bị sử dụng các chất không làm suy giảm tầng ô-dôn, chất thân thiện khí hậu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?