Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: Khongso Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: *** Người ký: ***
Ngày ban hành: 22/03/1985 Ngày hiệu lực:
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CÔNG ƯỚC VIÊN

VỀ BẢO VỆ TẦNG ÔZÔN 

Lời mở đầu

Các bên ký Công ước này,

Nhận thấy: tác động tai hại tiềm tàng đến sức khoẻ con người và môi trường qua tầng ôzôn.

Nhắc lại: những điều khoản thích hợp của tuyên bố của Hội nghị Liên Hợp Quốc về mm của con người và đặc biệt là nguyên tắc 21, trong đó nói rằng "Phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và những nguyên tắc luật pháp quốc tế. Các nước có toàn quyền khai thác tài nguyên của mình theo các chính sách mm của mình và có trách nhiệm bảo đảm rằng các hoạt động trong phạm vi pháp luật hoặc kiểm soát của mình không gây tổn hại cho mm của các nước khác hoặc của các khu vực bên ngoài giới hạn chủ quyền quốc gia".

Tính đến: các hoàn cảnh và những nhu cầu đặc biệt của các nước đang phát triển.

Chú ý: đến công tác và các nghiên cứu tiến hành trong các tổ chức quốc tế cũng như quốc gia và đặc biệt là kết hoạch hành động thế giới về tầng ôzôn của Chương trình mm Liên Hợp Quốc.

Cũng chú ý: đến những biện pháp phòng ngừa để bảo vệ tâng ôzôn đã được tiến hành ở các quốc gia và quốc tế.

Biết rằng các biện pháp bảo vệ tâng ôzôn khỏi bị thay đổi do các hoạt động của con người đòi hỏi phải có sự hợp tác và hành động quốc tế và phải dựa trên những sự xem xét khoa học về kỹ thuật thích hợp.

Cũng biết rằng nhu cầu cần tiếp tục nghiên cứu và quan trắc có hệ thống để phát triển hơn nữa hiểu biết khoa học và tầng ôzôn và những ảnh hưởng có thể có do sự biến đổi của nó.

Quyết định; bảo vệ sức khoẻ con người và mm trước những ảnh hưởng có hại do sự biến đổi của tâng ôzôn.

Đã đồng ý như sau:

Điều 1. Các định nghĩa

Đối với những mục của Công ước này:

1. "Tầng ôzôn" có nghĩa là tầng ôzôn khí quyển bên trên tầng biên hành tinh.

2. "Những ảnh hưởng có hại" nghĩa là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh khối. Bao gồm những biến đổi trong khí hậu có ảnh hưởng tai hại đến sức khoẻ con người hoặc đến thành phần khả năng phục hồi và sức sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và cơ quan quản lý, hoặc các vật chất có ích cho nhân loại.

3. "Các kỹ thuật hoặc thiết bị thay thế" nghĩa là các kỹ thuật hoặc thiết bị mà khi sử dụng có thể giảm hoặc khử có hiệu quả việc phát ra các chất cơ hoặc để có những ảnh hưởng có hại đến tầng ôzôn.

4. "Các chất thay thế" là các chất làm giảm, khử hoặc tránh những ảnh hưởng có hại đến tầng ôzôn.

5. "Các bên" là các bên của Công ước này, trừ khi có giải thích khác trong văn bản.

6. "Tổ chức hợp nhất kinh tế khu vực" là tổ chức bao gồm các quốc gia có chủ quyền của một khu vực, có thẩm quyền về các vấn đề trong Công ước này hoặc các Nghị định thư của nó và đã được uỷ quyền thích đáng phù hợp với các thủ tục nội bộ để ký, phê chuẩn, thừa nhận, tán thành hoặc tham gia vào các văn kiện liên quan.

7. "Các Nghị định thư" là các Nghị định thư của Công ước này.

Điều 2. Những nghĩa vụ chung

1. Các bên sẽ dùng những biện pháp thích hợp phù hợp với các điều khoản của Công ước này và của các Nghị định thư có hiệu lực họ đã tham gia để bảo vệ sức khoẻ con người và mm chống lại những ảnh hưởng có hại phát sinh hoặc dễ phát sinh từ những hoạt động của con người làm thay đổi hoặc dễ làm thay đổi tầng ôzôn.

2. Ở đây, phù hợp với các phương tiện hiện có và trong phạm vi khả năng của mình, các bên sẽ:

a. Hợp tác bằng các quan trắc có hệ thống, nghiên cứu và trao đổi thông tin để hiểu rõ và đánh giá tốt hơn những ảnh hưởng của các hoạt động của con người đến tâng ôzôn và những ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và mm do biến đổi tầng ôzôn;

b. Chấp nhận các biện pháp pháp lý hoặc hành chính và hợp tác trong việc phối hợp các chính sách thích hợp để kiểm soát hạn chế, giảm bớt hoặc ngăn chặn những hoạt động của con người trong phạm vi quyền hạn hoặc sự kiểm soát của mình nếu như thấy rằng các hoạt động đó có hoặc dễ có những ảnh hưởng có hại do sự biến đổi hoặc dễ biến đổi tầng ôzôn.

c. Hợp tác trong việc hệ thống hoá các biện pháp, thủ tục và tiêu chuẩn đã nhất trí để thực hiện Công ước này, nhằm chấp nhận và thi hành các Nghị định thư và các văn bản phụ lục;

d. Hợp tác với những cơ quan ở quốc tế có thẩm quyền để thi hành có hiệu quả Công ước này và các Nghị định thư mà họ tham gia.

1. Các điều khoản của Công ước này sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng đến quyền của các bên chấp thuận. Phù hợp với luật quốc tế, những biện pháp trong nước bổ sung cho những biện pháp nói đến trong mục 1 và 2 ở trên, chúng cũng không ảnh hưởng đến những biện pháp bổ sung trong nước đã được một bên nào đưa ra, miễn là những biện pháp đó không trái với những trách nhiệm của mình theo Công ước này.

2. Việc áp dụng điều khoản này sẽ dựa trên những xem xét khoa học và kỹ thuật thích hợp.

Điều 3. Nghiên cứu và quan trắc có hệ thống

1. Các bên đảm nhiệm, khi nào thích hợp, việc khởi xướng và hợp tác trực tiếp hoặc qua các cơ quan quốc tế có thẩm quyền, trong việc tiến hành các nghiên cứu và đánh giá khoa học về:

a. Các quá trình vật lý và hoá học có thể ảnh hưởng đến tầng ôzôn;

b. Sức khoẻ con người và các ảnh hưởng sinh học khác gây ra từ những biến đổi của tầng ôzôn, đặc biệt là những ảnh hưởng do những thay đổi trong bức xạ tử ngoại mặt trời có các nhả hưởng sinh học (UV-B);

c. Những ảnh hưởng khí hậu do những biến đổi của tầng ôzôn;

d. Những ảnh hưởng do bất kỳ, biến đổi nào của tầng ôzôn và bất kỳ biến đổi có tính chất hệ quả trong bức xạ (UV-B) đến các vật chất tự nhiên và tổng hợp có ích cho nhân loại;

e. các chất, các thực tiễn, các quá trình và những hoạt động có thể ảnh hưởng đến tầng ôzôn, những ảnh hưởng tích luỹ của chúng;

g. Những chất và kỹ thuật thay thế;

h. các vấn đề kinh tế - xã hội liên quan; và như được nói rõ thêm trong các phụ lục I và II.

1. Khi thấy thích hợp, trực tiếp hoặc thông qua các cơ quan quốc tế có thẩm quyền và tính đến đây đủ pháp lý quốc gia và các hoạt động hiện hành, thích hợp cả mức quốc gia lẫn quốc tế, các bên cam kết đẩy mạnh hoặc thiết lập các chương trình kết hợp hoặc bổ sung để quan trắc có hệ thống tình trạng tầng ôzôn và các tham số thích hợp khác, như nói rõ trong phụ lục I.

2. Các bên cam kết hợp tác trực tiếp hoặc qua các cơ quan quốc tế có thẩm quyền, trong việc bảo đảm thu thập, làm cho có hiệu lực và truyền bá các nghiên cứu và số liệu quan trắc qua các trung tâm số liệu thế giới thích hợp theo một phương thức đều đặn và kịp thời.

Điều 4. Hợp tác trong các lĩnh vực pháp lý, khoa học và kỹ thuật

1. Các bên sẽ tạo điều kiện dễ dàng và khuyến khích việc trao đổi thông tin khoa học, kỹ thuật, kinh tế xã hội, thương mại và pháp lý thích hợp với Công ước này như nói rõ hơn trong phụ lục II. Những thông tin như vậy sẽ được cung cấp cho các tổ chức đã được các bên đồng ý. Bất kỳ tổ chức nào như vậy nhận được thông tin, được coi là bí mật bởi một bên cung cấp thông tin sẽ bảo đảm rằng thông tin ấy không được tiết lộ và sẽ tập hợp thông tin ấy để bảo vệ tính chất bí mật của nó trước khi đưa ra cho tất cả các bên biết.

2. Các bên hợp tác tuân thủ theo các luật quy tắc và thực tiễn quốc gia của mình và có tính đến đặc biệt những nhu cầu của các nước đang phát triển, trong việc đẩy mạnh, trực tiếp hoặc qua các cơ quan quốc tế và thẩm quyền, việc phát triển và chuyển giao kỹ thuật và kiến thức. Sự hợp tác như vậy sẽ được đặc biệt thông qua:

a. Việc tạo điều kiện dễ dàng để có được những kỹ thuật thay thế bởi các bên khác;

b. Cung cấp thông tin về kỹ thuật và thiết bị thay thế và cung cấp các sách hướng dẫn đặc biệt cho các thứ đó;

c. Cung cấp thiết bị và phương tiện cần thiết để nghiên cứu và quan trắc có hệ thống;

d. Huấn luyện thích hợp các cán bộ khoa học và kỹ thuật.

Điều 5. Truyền bá thông tin

Các bên sẽ truyền bá thông qua Ban thư ký, đến hội nghị các bên thiết lập theo Điều 6, thông tin về các biện pháp do họ chấp nhận trong việc thi hành Công ước này và các Nghị định thư họ tham gia theo hình thức và những khoảng thời gian theo như các cuộc họp của các bên tham gia các văn kiện thích hợp có thể quyết định.

Điều 6. Hội nghị của các bên

1. Một hội nghị của các bên được thiết lập bằng cách như sau: Cuộc họp đầu tiên của hội nghị các bên sẽ được triệu tập bởi Ban thư ký được chỉ định trên cơ sở lâm thời theo Điều 7 không muộn hơn một năm sau khi Công ước này có hiệu lực. Sau đó, các cuộc họp thường lệ của hội nghị các bên sẽ được tổ chức vào những khoảng thời gian đều đặn được quyết định bởi hội nghị tại cuộc họp đầu tiên của nó.

2. Các cuộc họp bất thường của hội nghị các bên sẽ được tổ chức vào những thời gian khác mà hội nghị thấy là cần thiết, hoặc theo yêu cầu viết bằng văn bản của bất kỳ bên nào, miễn là trong vòng 6 tháng yêu cầu được thông báo cho các bên bởi Ban thư ký, nó được sự ủng hộ ít nhất một phần ba các bên.

3. Bằng sự hất trí, hội nghị các bên sẽ đồng ý và chấp nhận các quy tắc thủ tục và các quy tắc tài chính cho hội nghị và cho bất kỳ một nhóm công tác bảo trợ nào do nó lập nên, cũng như các điều khoản về tài chính bao trùm hoạt động của ban thư ký.

4. Hội nghị các bên sẽ thường xuyên xem xét lại các việc thi hành Công ước này và thêm vào đó sẽ:

a. Thiết lập hình thức và các khoảng thời gian để truyền bá thông tin được đệ trình phù hợp với Điều 5 và xem xét thông tin ấy cũng như các báo cáo nộp bất kỳ bổ trợ nào;

b. Xem xét lại thông tin khoa học về tầng ôzôn, về sự biến đổi có thể xảy ra của bất kỳ biến đổi nào như vậy;

c. Phù hợp với Điều 2, đẩy mạnh sự phối hợp các chính sách, chiến lược và biện pháp thích hợp để giảm đến tối thiểu sự phát các chất gây nên hoặc dễ gây nên sự biến đổi của tầng ôzôn và đưa ra những kiến nghị về bất kỳ biện pháp nào khác liên quan với Công ước này;

d. Phù hợp với Điều 3 và 4, chấp nhận chương trình nghiên cứu, quan trắc hệ thống , hợp tác khoa học và kỹ thuật, trao đổi thông tin và chuyển gian kỹ thuật và kiến thức.

e. Xem xét và chấp nhận khi được yêu cầu, phù hợp với Điều 9 và 10, việc sửa đổi cho Công ước này và các phụ lục của nó;

f. Xem xét những sửa đổi đối với bất kỳ Nghị định thư nào, cũng như với bất kỳ phụ lục nào, và nếu quyết như vậy, kiến nghị các bên chấp nhận đối với Nghị định thư liên quan;

g. Xem xét và chấp thuận theo như được yêu cầu, phù hợp với Điều 10, những phụ lục bổ sung cho Công ước này;

h. Xem xét và chấp nhận theo như được yêu cầu, những Nghị định thư phù hợp với Điều 8;

i. Thiết lập những nhóm bổ trợ khi thấy cần thiết cho việc thi hành Công ước này.

j. Tuỳ từng trường hợp, dựa vào các cơ quan quốc tế có thẩm quyền và các ủy ban khoa học, đặc biệt Tổ chức khí tượng thế giới và Tổ chức y tế thế giới, cũng như ủy ban điều phối hợp về tầng ôzôn để giải quyết về mặt nghiên cứu khoa học, quan trắc có hệ thống và các hoạt động khác phù hợp với những mục tiêu của Công ước này và vận dụng khi thích hợp thông tin từ các cơ quan và ủy ban đó;

k. Xem xét và đảm nhiệm bất kỳ hành động bổ sung nào có thể được yêu cầu nhằm đạt sự thành công của các mục đích của Công ước này.

1. Liên Hợp Quốc, các cơ quan đại diện đặc biệt của nó và cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế cũng như bất kỳ Nhà nước nào không phải là bên tham gia Công ước này, có thể có đại diện của các cuộc họp của hội nghị các bên dưới dạng quan sát viên. Bất kỳ nhóm hoặc cơ quan nào, có tư cách trong lĩnh vực liên quan tới việc bảo vệ tầng ôzôn, khi đã báo cho Ban thư ký về ý muốn dự một cuộc họp của hội nghị các bên với tư cách quan sát viên có thể được chấp nhận trừ khi ít nhất một phần ba các bên có mặt phản đối. Việc chấp nhận và tham gia của các quan sát viên có thể phụ thuộc vào các quy tắc thủ tục do hội nghị các bên chấp nhận.

Điều 7. Ban thư ký

1. Các chức năng của Ban thư ký sẽ là:

a. Thu xếp và phục vụ các cuộc họp nói trong Điều 6, 8, 9 và 10;

b. Chuẩn bị và truyền bá các báo cáo dựa trên thông tin nhận được phù hợp với các Điều 4 và 5 cũng như thông tin của các cuộc họp của các nhóm bổ sung được thiết lập theo Điều 6;

c. Thực hiện các chức năng được giao phó bởi bất kỳ Nghị định thư nào;

d. Chuẩn bị các báo cáo về các hoạt động của mình trong khi thi hành các chức năng theo Công ước này và trình bày chúng tại hội nghị các bên;

e. Bảo đảm sự phối hợp cần thiết với các cơ quan quốc tế thích hợp, đặc biệt tham gia vào những dàn xếp có tính chất hành chính và hợp đồng nếu như được yêu cầu để hoàn thành một cách có hiệu quả các chức năng của mình;

f. Thực hiện các chức năng khác theo như hội nghị các bên quyết định.

1. Các chức năng ban thư ký sẽ được Chương trính mm Liên Hợp Quốc thực hiện trên cơ sở lâm thời cho tới khi hoàn thành cuộc họp thường lệ đầu tiên của hội nghị các bên họp theo Điều 6. Tại cuộc họp thường lệ đầu tiên của mình, hội nghị các bên sẽ chỉ định Ban thư ký từ trong số những tổ chức quốc tế có thẩm quyền đang tồn tại tỏ ý muốn thực hiện các chức năng Ban thư ký theo Công ước này.

Điều 8. Việc nhận các nghị định thư

1. Hội nghị các bên trong một cuộc họp có thể chấp nhận các Nghị định thư theo Điều 2.

2. Văn bản đề nghị một Nghị định thư nào đó sẽ được ban thư ký thông báo tới các bên ít nhất 6 tháng trước cuộc họp như vậy.

Điều 9. Việc sửa đổi Công ước hay các nghị định thư

1. Mỗi bên có thể đề nghị các sửa đổi đối với Công ước này hoặc Nghị định thư bất kỳ. Những sửa đổi như vậy, ngoài những mặt khác, sẽ xem xét thích đáng các mặt khoa học và kỹ thuật.

2. Những sửa đổi đối với Công ước này sẽ được chấp nhận tại một cuộc họp của Hội nghị cấp trên. Các sửa đổi đối với Nghị định thư bất kỳ sẽ được thông qua tại một cuộc họp các bên của Nghị định thư đó. Văn bản của bất kỳ đề nghị sửa đổi nào đối với Công ước này hoặc Nghị định thư bất kỳ, trừ khi có thể được nêu cách khác trong Nghị định thư đó, sẽ được ban thư ký thông báo đến các bên ít nhất 6 tháng trước cuộc họp dự định thông qua sửa đổi đó. Ban thư ký cũng sẽ thông báo tin tức những đề nghị sửa đổi đến các bên ký Công ước này.

3. Các bên sẽ hết sức cố gắng đạt tới sự thoả thuận nhất trí về đề nghị sửa đổi đối với Công ước này. Nếu mọ nỗ lực để đi đến nhất trí đã kiệt và không đi đến thoả thuận, thì cách cuối cùng là việc sửa đổi sẽ được tán thành bằng cuộc bỏ phiếu với đa số ba phần tư các bên có mặt tại cuộc họp và sẽ được phòng lưu trữ Công ước đệ trình các bên để phê chuẩn, tán thành hoặc chấp thuận.

4. Thủ tục nêu trong mục 3 nói trên sẽ áp dụng cho các sửa đổi đối với bất kỳ Nghị định thư nào, trừ khi một đa số hai phần ba các bên của Nghị định thư đó có mặt và bỏ phiếu tại cuộc họp đủ để thông qua các sửa đổi đó.

5. Việc phê chuẩn, tán thành hoặc chấp thuận các sửa đổi sẽ được thông báo cho phòng lưu trữ bằng văn bản viết. Những sửa đổi thông qua theo cách trong mục 3 hoặc 4 nói trên sẽ có hiệu lực giữa các bên đã chấp nhận các sửa đổi đó vào ngày thứ chín mươi sau khi phòng lưu trữ nhận được thông báo phê chuẩn tán thành hoặc chấp nhận ít nhất ba phần tư các bên của Công ước đó hoặc ít nhất hai phần ba các bên của Nghị định thư liên quan, trừ khi có điều gì khác nói trong Nghị định thư đó. Do đó các sửa đổi sẽ có hiệu lực đối với bất kỳ bên nào khác vào ngày thứ chín mươi sau khi bên đó ký gửi văn bản phê chuẩn tán thành hoặc chấp thuận các sửa đổi.

6. Dành cho các mục đích của Điều này, "các bên có mặt và bỏ phiếu" có nghĩa là các bên có mặt và bỏ phiếu xác nhận hoặc phủ nhận.

Điều 10. Thông qua và sửa đổi các phụ lục

1. Các phụ lục của Công ước này hoặc của bất kỳ Nghị định thư nào sẽ hình thành một phần kết cấu của Công ước đó hoặc Nghị định thư ấy, và trừ khi có những diễn giải khác, trong trường hợp này có thể là việc nói đến Công ước này hay các Nghị định thư của nó đồng thời có nghĩa là nói đến bất kỳ phụ lục nào liên quan. Các phụ lục như vậy chỉ giới hạn ở những sự việc có tính chất khoa học - kỹ thuật và hành chính.

2. Trừ khi có diễn giải khác trong một Nghị định thư liên quan đến các phụ lục của nó, thủ tục sau đây sẽ áp dụng cho việc đề xuất, thông qua và có hiệu lực của các Công ước này hoặc của các phụ lục cho một Nghị định thư.

a. Các phụ lục của Công ước này sẽ được đề xuất và thông qua theo thủ tục đặt ra ở Điều 9 mục 2 và 3, trong khi các phụ lục của bất kỳ Nghị định thư nào sẽ được đề xuất và thông qua theo thủ tục ở Điều 9, mục 2 và 4;

b. Một Bên nào đó không thể tán thành một phụ lục bổ sung của Công ước này hoặc một phụ lục của Nghị định thư nào đó mà Bên đó tham gia sẽ thông báo điều đó với ban lưu trữ bằng văn bản trong vòng sáu tháng từ ngày ban lưu trữ báo việc thông qua, Ban lưu trữ sẽ lập tức thông báo cho mọi Bên những thông tin nhận được như vậy. Mỗi Bên bất cứ lúc nào có thể thay việc trước kia, tuyên bố phản đối bằng việc chấp thuận và các phụ lục do đó sẽ có hiệu lực đối với bên đó;

c. Khi hết hạn sáu tháng tính từ ngày ban lưu trừ thông báo, phụ lục sẽ hiệu lực cho tất cả các bên của Công ước này hoặc của Nghị thư liên quan khi các bên đó không đệ trình thông báo theo điều khoản trong mục nhỏ (b) nói trên.

1. Việc đề xuất, thông qua và có hiệu lực của các sửa đổi có phụ lục của Công ước này hoặc một Nghị định thư nào đó sẽ tuân theo cùng thủ tục như việc đề xuất, thông qua và có hiệu lực của các phụ lục Công ước hoặc các phụ lục một Nghị định thư. Các phụ lục và các sửa đổi do đó sẽ tính đến, ngoài những điều khác, các xem xét khoa học và kỹ thuật thích hợp.

2. Nếu một phụ lục bổ sung hoặc sửa đổi phụ lục bao gồm sự sửa đổi Công ước này hoặc Nghị định thư bất kỳ, phụ lục bổ sung sẽ không có hiệu lực cho tới khi việc sửa đổi Công ước này hoặc Nghị định thư liên quan có hiệu lực.

Điều 11. Dàn xếp các tranh cãi

1. Trong sự kiện có tranh cãi giữa các Bên liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công ước này, các Bên liên quan sẽ tìm giải pháp bằng thương lượng.

2. Nếu các Bên liên quan không thể đi tới sự thoả thuận bằng thương lượng, họ có thể cùng nhau tìm sự giúp đỡ hoặc nhờ sự trung gian của một phía thứ ba.

3. Khi phê chuẩn, chấp thuận, tán thành hoặc tham gia vào Công ước này hoặc vào bất cứ lúc nào sau đó, một quốc gia hoặc tổ chức tổng hợp kinh tế khu vực có thể tuyên bố bằng văn bản với Ban lưu trữ rằng: đối với cuộc tranh cãi không được giải quyết theo mục 1 và 2 nói trên, chấp thuận một hoặc cả hai biện pháp dàn xếp tranh cãi sau đây, coi như là bắt buộc.

a. Trọng tài phân xử theo các thủ tục được thông qua bởi Hội nghị các bên trong phiên họp thường lệ đầu tiên;

b. Đệ trình việc tranh cãi lên Toà án quốc tế.

1. Nếu các bên, theo mục 3 nói trên, không chấp thuận thủ tục như vậy hoặc thủ tục bất kỳ nào, việc tranh cãi sẽ đệ trình để hoà giải theo mục 5 dưới đây trừ khi các Bên đồng ý theo cách khác.

2. Một ủy ban hoà giải sẽ được thiết lập theo yêu cầu của một trong các Bên tranh cãi. ủy ban sẽ bao gồm số thành viên ngang nhau do mỗi Bên liên quan chỉ định và một Chủ tịch được chọn bởi các thành viên do mỗi Bên chỉ định. ủy ban sẽ đưa ra quyết định cuối cùng và có tính chất kiến nghị để các Bên sẽ xem xét với thiện chí.

3. Các khoản của Điều này sẽ áp dụng đối với bất kỳ Nghị định thư nào trừ khi một Nghị định thư có giải trình khác trong đó.

Điều 12. Ký

Công ước này sẽ được để ngỏ để ký tại Bộ Ngoại giao liên bang của nước Cộng hoà áo ở Viên từ 22 tháng 3 năm 1985 tới 21 tháng 9 năm 1985 và tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở Niu óoc từ 22 tháng 9 năm 1985 tới 21 tháng 3 năm 1986.

Điều 13. Phê chuẩn, chấp thuận hoặc tán thành

1. Công ước này và bất kỳ Nghị định thư nào sẽ được đưa ra phê chuẩn, chấp thuận hoặc tán thành bởi các quốc gia và các tổ chức tổng hợp kinh tế khu vực. Các văn kiện phê chuẩn, chấp thuận hoặc tán thành sẽ được ký gửi ở Ban lưu trữ.

2. Bất kỳ tổ chức nào được nói tới trong mục 1 ở trên trở thành một Bên của Công ước này hoặc bất kỳ một Nghị định thư nào trong điều kiện không có các nước thành viên của tổ chức tham gia sẽ chịu ràng buộc bởi tất cả các nghĩa vụ theo Công ước hoặc Nghị định thư tuỳ theo từng trường hợp. Trong trường hợp các tổ chức có một hoặc nhiều nước thành viên của mình tham gia Công ước hoặc Nghị định thư thích hợp thì tổ chức đó và các nước thành viên của nó sẽ quyết định về các trách nhiệm tương ứng để thực hành nghĩa vụ của mình theo Công ước hoặc Nghị định thư tuỳ từng trường hợp. Trong các trường hợp như vậy tổ chức đó và các nước thành viên sẽ không được sử dụng đồng thời các quyền hạn theo Công ước hoặc Nghị định thư tương ứng.

3. Trong các văn bản của mình về việc phê chuẩn, chấp thuận hoặc tán thành. Các tổ chức nói tới trong mục 1 ở trên sẽ công bố phạm vi thẩm quyền của họ về các vấn đề chi phối bởi Công ước hoặc Nghị định thư thích hợp. Các tổ chức này sẽ cùng thông báo cho Ban lưu trữ bất kỳ sửa đổi thực sự nào trong phạm vi thẩm quyền của mình.

Điều 14 Gia nhập

1. Công ước này và bất kỳ Nghị định thư nào sẽ được để ngỏ cho các quốc gia và các tổ chức tổng hợp kinh tế khu vực gia nhập tính từ ngày Công ước hoặc Nghị định thư hết hạn để ký. Các văn kiện gia nhập sẽ được ký gửi ở Ban lưu trữ.

2. Trong các văn kiện gia nhập các tổ chức được nói tới trong mục 1 ở trên sẽ công bố phạm vi thẩm quyền của mình đối với các vấn đề thuộc Công ước hoặc Nghị định thư thích hợp. Các tổ chức này cũng sẽ thông náo ban lưu trữ về sửa đổi thực sự nào trong phạm vi thẩm quyền của mình.

Điều 15. Quyền bỏ phiếu

1. Mỗi Bên của Công ước này hoặc một bất kỳ Nghị định thư nào sẽ có một phiếu bầu.

2. Trừ trường hợp đã nói đến trong mục 1 trên, các tổ chức tổng hợp kinh tế khu vực, trong các vấn đề thuộc thẩm quyền của mình, sẽ thực hiện quyền bỏ phiếu với một số phiếu bằng số nước thành viên của mình vốn là các bên của Công ước hoặc Nghị định thư tương ứng. Những tổ chức như vậy sẽ không thực hiện quyền bỏ phiếu nếu các nước thành viên thực hiện quyền của họ và ngược lại.

Điều 16. Mối quan hệ giữa Công ước và các nghị định thư của Công ước

1. Một quốc gia hoặc một tổ chức tổng hợp kinh tế khu vực không thể trở thành một bên của Nghị định thư trừ khi nó là hoặc trở thành đồng thời một bên của Công ước.

2. Những quyết định liên quan đến bất kỳ một Nghị định thư nào sẽ chỉ được đưa ra bởi các bên của Nghị định thư liên quan.

Điều 17. Việc bắt đầu có hiệu lực

1. Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày thứ chín mươi sau ngày ký văn bản thứ hai mươi phê chuẩn, chấp thuận, tán thành hoặc gia nhập.

2. Bất kỳ Nghị định thư nào, trừ khi có giải trình khác trong Nghị định thư đó sẽ có hiệu lực vào ngày thứ chín mươi sau ngay ngày ký gửi văn bản thứ 11 phê chuẩn, chấp thuận, tán thành hay gia nhập Nghị định thư ấy.

3. Đối với mỗi bên phê chuẩn, chấp thuận hoặc tán thành Công ước này hay gia nhập vào đó sau khi đã có ký gửi văn bản thứ 20 phê chuẩn, chấp thuận tán thành hoặc gia nhập, nó sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 90 sau ngày bên đó ký gửi văn bản phê chuẩn, chấp thuận, tán thành hay gia nhập.

4. Bất kỳ Nghị định thư nào, trừ khi có giải trình khác trong Nghị định thư đó, sẽ có hiệu lực đối với bên phê chuẩn, chấp thuận hoặc tán thành Nghị định thư đó hoặc gia nhập vào đó sau khi nó có hiệu lực theo mục 2 nói trên, vào ngày thứ 90 sau ngày bên đó ký gửi văn bản phê chuẩn, chấp thuận, tán thành hoặc gia nhập, hoặc vào ngày mà Công ước có hiệu lực cho bên đó.

5. Vì những mục đích của mục 1 và 2 nói trên, bất kỳ văn bản nào ký gửi bởi một tổ chức tổng hợp kinh tế khu vực sẽ không được coi như bổ sung cho những văn bản ký gửi bởi các nước thành viên của tổ chức ấy.

Điều 18. Các bảo lưu

Không có bảo lưu nào cho Công ước này.

Điều 19. Rút khỏi Công ước

1. Vào bất cứ lúc nào sau 4 năm từ ngày Công ước này có hiệu lực cho một bên, bên đó có thể rút khỏi Công ước bằng văn bản thông báo cho ban lưu trữ.

2. Trừ khi có giải trình khác trong một Nghị định thư, vào bất cứ lúc nào sau bốn năm tính từ ngày Nghị định thư có hiệu lực cho một bên, bên đó có thể rút khỏi Công ước bằng văn bản thông báo cho Ban lưu trừ.

3. Bất kỳ sự rút khỏi nào sẽ có hiệu lực sau một năm tính từ ngày Ban lưu trữ nhận thông báo, hoặc vào ngày muộn hưn theo thông báo rút.

4. Bất kỳ bên nào rút khỏi Công ước này sẽ được coi như cũng rút khỏi bất kỳ Nghị định thư nào bên đó tham gia.

Điều 20. Ban lưu trữ

1. Ông Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ làm chức năng lưu trữ Công ước này và các Nghị định thư.

2. Ban lưu trữ sẽ báo cáo cho các bên đặc biệt về:

a. Việc ký Công ước này và bất kỳ Nghị định thư nào về việc ký gửi các văn bản phê chuẩn, chấp thuận, tán thành gia nhập theo các Điều 13 và 14.

b. Ngày Công ước và Nghị định thư bất kỳ sẽ có hiệu lực theo Điều 17;

c. Các thông báo rút khỏi thực hiện theo Điều 19;

d. Các sửa đổi thông qua đối với các Công ước và Nghị định thư bất kỳ, việc các bên chấp thuận chúng và có hiệu lực theo Điều 9;

e. Tất cả các thông báo liên quan tới việc thông qua và tán thành các phụ lục và việc sửa đổi các phụ lục theo Điều 10;

f. Các thông báo của các tổ chức tổng hợp kinh tế khu vực về phạm vi quyền hạn của mình về các vấn đề bao hàm trong Công ước này và các Nghị định thư bất kỳ về sửa đổi nào trong đó;

g. Các tuyên bố thực hiện theo Điều 11, mục 3.

Điều 21. Các văn bản xác thực

Bản gốc của Công ước này, trong đó các văn bản bằng các thứ tiếng ảrập, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga và Tây Ban Nha đều là xác thực, sẽ được trao cho ông Tổng thư ký của Liên Hợp Quốc lưu giữ.

Những người được uỷ quyền đã chứng kiến và ký Công ước này dưới đây.

Làm tại Viên vào ngày 22 tháng 3 năm 1985.

 

PHỤ LỤC I

NGHIÊN CỨU VÀ QUAN TRẮC CÓ HỆ THỐNG

1. Các bên của Công ước nhận thấy rằng những vấn đề khoa học lớn là:

a. Sự biến đổi của tầng ôzôn sẽ dẫn tới sự thay đổi lượng bức xạ tử ngoại của mặt trời có những tác động sinh học (UV-B) tới được bề mặt trái đất và những hậu quả tiềm tàng đối với sức khoẻ con người, đối với các sinh vật, các hệ sinh thái và các vật liệu có ích cho con người;

b. Sự biến đổi phân bố theo chiều thẳng đứng của ôzôn, có thể làm thay đổi cấu trúc nhiệt độ của khí quyển và những hậu quả tiềm tàng đối với thời tiết và khí hậu.

1. Các bên của Công ước, theo Điều 3, sẽ hợp tác tiến hành nghiên cứu và quan trắc có hệ thống và đưa ra những kiến nghị về nghiên cứu và quan trắc trong tương lai trong các lĩnh vực như:

a. Nghiên cứu vật lý và hoá học của khí quyển

- Các mô hình lý thuyết toàn diện: Phát triển hơn nữa các mô hình có xem xét đến sự tương tác giữa các quá trình bức xạ, động lực và hoá học; các nghiên cứu về tác động đồng thời của các loại diễn biến tự nhiên và do con người gây nên đối với ôzôn trong khí quyển. Gải thích các bộ số liệu do vệ tinh và không vệ tinh. Đánh giá các khuynh hướng của các tham số địa lý và khí quyển và phát triển các phương pháp tìm các nguyên nhân đặc biệt của những biến đổi trong các tham số đó.

- Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và các hệ số tỷ lệ, các mặt cắt hấp thụ và các cơ chế của các quá trình quang hoá học tầng bình lưu và đối lưu; số liệu quang phổ trợ lực cho các đo đạc thực địa ở tất cả các vùng phổ thích hợp;

- Các đo đạc thực địa: nồng độ và thông lượng các khí nguồn chủ chốt có nguồn gốc tự nhiên cũng như do con người gây nên; các nghiên cứu động lực khí quyển, các đo đạc đồng thời về các loại liên quan đến quang hoá đến tận tầng biên hành tinh, dùng các máy móc đo tại chỗ và viễn thám; so sánh giữa các máy cảm ứng khác nhau; bao gồm các đo đạc tương quan phối hợp đối với thiết bị vệ tinh; các trường ba chiều của các thành phần vệt khí quyển chủ chốt, thông lượng phổ mặt trời và các tham số khí tượng.

- Phát triển thiết bị, bao gồm các máy cảm ứng vệ tinh và không vệ tinh về các thành phần vệ khí quyển, thông lượng mặt trời và các tham số khí tượng.

a. Nghiên cứu về các ảnh hưởng suy biến quang học, sinh học và y tế.

- Mối quan hệ giữa việc con người chịu bức xạ tử ngoại và thấy được của mặt trời và (a) sự phát triển ung thư da hắc tố và không hắc tố và (b) các ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch;

- Các ảnh hưởng của bức xạ (UV-B), bao gồm sự phụ thuộc độ dài sóng đối với (a) các cây nông nghiệp, rừng và các hệ sinh thái trái đất khác và (b) mảng thuỷ sản và nghề cá cũng như có thể có cản trở sự sản xuất ôxygien của phù du động, thực vật;

- Các cơ chế tác động của (UV-B) lên các vật liệu sinh học, các loài và các hệ sinh thái, bao gồm: mối quan hệ giữa liều lượng, tỷ lệ liều lượng và sự phản ứng, sửa chữa quang học, sự thích ứng và sự bảo vệ;

- Các nghiên cứu về phổ tác động sinh học và sự phản ứng phổ sử dụng bức xạ đa sắc để có thể bao hàm các tương tác có thể của các vùng độ dài sóng khác nhau;

- Ảnh hưởng của bức xạ (UV-B) đối với độ nhạy và hoạt động của các loài sinh vật quan trọng đối với cân bằng sinh quyển, các quá trình sơ cấp như quang hợp và tổng hợp sinh học;

- Ảnh hưởng của bức xạ (UV-B) lên sự suy thoái quang học của các chất nhiễm bẩn, các hoá chất nông nghiệp và các vật liệu khác;

a. Nghiên cứu về các ảnh hưởng đối với khí hậu

- Các nghiên cứu, lý thuyết và quan trắc về các ảnh hưởng bức xạ của ôzôn và các loại vật khác và tác động đối với các thông số khí hậu, như nhiệt độ bề mặt đại dương và đất liền, các mô hình giáng thuỷ, sự trao đổi giữa tầng đối lưu và bình lưu;

- Khảo sát các ảnh hưởng của những tác động khí hậu ấy đối với các mặt khác nhau của hoạt động con người.

a. Các quan trắc hệ thống về:

- Tình trạng của tầng ôzôn (tức là biến thiên không gian và thời gian của tổng lượng cột và phân bố thẳng đứng) bằng cách cho hoạt động đầy đủ hệ thống quan trắc ôzôn toàn cầu, dựa trên sự kết hợp các hệ thống vệ tinh và mặt đất;

- Nồng độ tầng bình lưu và đối lưu của các khí nguồn đối với HOx, NOx, Clox và các ho các-bon;

- Nhiệt độ từ mặt đất tới tầng giữa, sử dụng cả các hệ thống vệ tinh lẫn mặt đất;

- Thông lượng đến từ mặt trời phân giải theo độ dài sóng và bức xạ nhiệt độ khỏi khí quyển của trái đất, sử dụng các cách đo bằng vệ tinh;

- Thông lượng mặt trời phân giải theo độ dài sóng đến mặt trái đất trong phạm vi tử ngoại có tác động sinh học (UV-B);

- Các tính chất và sự phân bố sol khí từ mặt đất tới tầng giữa sử dụng các hệ thống vệ tinh cao không và mặt đất;

- Các biến quan trọng về khí hậu bằng cách duy trì các chương trình đo đach bề mặt khí tượng chất lượng cao;

- Các loại vệt, nhiệt độ, thông lượng mặt trời và các sol khi sử dụng các phương pháp cải tiến về phân tích số liệu toàn cầu.

1. Các bên của Công ước sẽ hợp tác, có tính đến các nhu cầu đặc biệt của các nước đang phát triển trong việc đẩy mạnh việc đào tạo khoa học và kỹ thuật, thích hợp cần thiết cho việc tham gia vào việc nghiên cứu và quan trắc có hệ thống vạch ra trong phụ lục này. Cần đặc biệt nhấn mạnh việc kiểm định các dụng cụ quan trắc và phương pháp nhằm có được các tập số liệu khoa học tiêu chuẩn hoá hoặc so sánh được.

2. Các hoá chất sau đây có nguồn gốc tự nhiên hoặc do con người, không được liệt kê theo thứ tự ưu tiên, được coi là có khả năng làm thay đổi các tính chất lý hoá của tầng ôzôn.

a. Các chất các bon

i) Mônôxit các bon (CO)

Mônôxit các bon có các nguồn gốc đáng kể do con người và tự nhiên và được cho là đóng một vai trò trực tiếp to lớn trong quang hoá tầng đối lưu và một vai trò gián tiếp trong quang hoá tầng bình lưu.

ii) Điôxit các bon (CO2)

Điôxit các bon có các nguồn gốc đáng kể do con người và tự nhiên và ảnh hưởng đến ôzôn tầng bình lưu thông qua ảnh hưởng đến cấu trúc nhiệt của khí quyển.

iii) Mêtan (CH4)

Mêtan vừa có nguồn gốc do con người lẫn tự nhiên và ảnh hưởng đến cả ôzôn tầng bình lưu và đói lưu;

iv) Các loại hyđrô các bon không mêtan

Các loại hyđrô các bon không mêtan bao gồm một số lớn các hoá chất, vừa có nguồn gốc do con người lẫn tự nhiên và đóng một vai trò trực tiếp trong quang hoá tầng đối lưu và vai trò gián tiếp tương quan quang hoá bình lưu.

b. Các chất nitrôgien

i) Ôxit nitơ (N2O)

Các nguồn chiếm ưu thế của N2O là tự nhiên, nhưng những đóng góp do con người đang trở nên ngày càng quan trọng. Ôxit nitơ là nguồn sơ cấp của NOx tầng bình lưu, đóng vai trò cốt yếu trong việc kiểm soát sự phong phú của ôzôn tầng bình lưu

ii) Các ôxit nitrôgien (NOx)

Các nguồn ở mức mặt đất của NOx đóng một vai trò trực tiếp to lớn chỉ trong các quá trình quang hoá tầng đối lưu và một vai trò gián tiếp trong quang hoá tầng bình lưu, nhưng việc đưa vào NOx sát tầng đối lưu có thể dẫn trực tiếp tới sự thay đổi ôzôn trong tầng trên tầng đối lưu và tầng bình lưu.

c. Các chất clorin

i) Các alkan toàn halôgien, ví dụ như CCl4, CFCl3(CFC-11), CF2Cl2(CFC-12), C2F3Cl3(CFC-113), C2F4Cl2(CFC-114).

Các alkan toàn halôgien có nguồn gốc con người và tác động như một nguồn ClOx, đóng một vai trò cốt yếu trong quang hoá ôzôn, đặc biệt trong các vùng cao 30-50km.

ii) Các alkan halôgien từng phần, ví dụ như CH3Cl, CHF2Cl(CFC-22), CH3CCl3 CHFCl2(CFC-21).

Các nguồn CH3Cl là tự nhiên, nhưng các alkan halôgien từng phần nói trên có nguồn gốc con người. Các chất khí đó cũng tác động như một nguồn ClOx tầng bình lưu.

d. Các chất brômin

Các alkan toàn halôgien, ví dụ CF3Br

Các chất khí này có nguồn gốc con người và tác động như mọt nguồn của BrOx, có tính cách tương tự ClOx.

e. Các chất hyđrogien

i) Hyđrôgien (h2)

Hyđrôgien, nguồn của nó đóng một vai trò nhỏ trong quang hoá tầng bình lưu.

ii) Nước là nguồn tự nhiên, đóng vai trò cốt yếu cả trong quang hoá tầng bình lưu lẫn đối lưu. Các nguồn có tính địa phương của hơi nước trong tầng bình lưu bao gồm việc ôxy hoá mêten và ở mức độ thấp hơn là hyđrôgien.

 

PHỤ LỤC II

TRAO ĐỔI THÔNG TIN

1. Các Bên của Công ước nhận thấy rằng việc thu thập và chia sẻ thông tin là một phương tiện quan trọng của việc thi hành các mục tiêu của Công ước này và bảo đảm rằng bất kỳ hành động nào có thể thực hiện là thích hợp và công bằng. Do đó, các bên sẽ trao đổi thông tin khoa học và kỹ thuật, kinh tế - xã hội, kinh doanh, thương mại và pháp lý.

2. Các Bên của Công ước, trong khi quyết định xem loại thông tin nào được thu thập và trao đổi, phải tính đến tính lợi ích của thông tin và các chi phí để có được nó. Các bên nhận thấy hơn nữa rằng sự hợp tác theo phụ lục này phải phù hợp với các luật, điều lệ và thực tiễn của quốc gia về bản quyền các bí mật buôn bán, và bảo vệ thông tin có tính chất sở hữu và bí mật.

3. Thông tin khoa học:

Bao gồm thông tin về:

a. Nghiên cứu theo kế hoạch và đang tiến hành, vừa có tính chất Chính phủ lẫn tư nhân, tạo điều kiện dễ dàng cho việc điều phối các chương trình nghiên cứu để tận dụng có hiệu quả nhất các nguồn quốc tế và quốc gia có được;

b. Các số liệu về phát thải cần thiết cho nghiên cứu;

c. Các kết quả khoa học công bố trong sách báo chuyên khảo về kiến thức vật lý và hoá học của khí quyển trái đất và tính nhạy cảm của nó đối với sự biến đổi, đặc biệt về trạng thái của tầng ôzôn và những ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, môi trường và khí hậu có thể là kết quả của những biến đổi ở mọi quy mô thời gian hoặc trong tổng lượng cột hoặc phân bố thẳng đứng của ôzôn;

d. Việc đánh giá những kết quả nghiên cứu và những kiến nghị về nghiên cứu tương lai.

1. Thông tin kỹ thuật

Bao gồm thông tin về:

a. Việc có được và chi phí của các hoá chất thay thế hoặc các kỹ thuật thay thế để giảm phát thải các chất làm thay đổi tầng ôzôn và nghiên cứu đang tiến hành và theo kế hoạch liên quan;

b. Những hạn chế và bất kỳ nguy cơ nào trong việc sử dụng hoá chất thay thế hoặc chất khác và các kỹ thuật thay thế.

1. Thông tin thương mại và kinh tế - xã hội về các chất nói tới trong phụ lục I.

Bao gồm thông tin về:

a. Sản xuất và khả năng sản xuất;

b. Sử dụng và các mô hình sử dụng;

c. Nhập, xuất khẩu;

d. Các chi phí nguy cơ và lợi ích của các hoạt động con người có thể thay đổi gián tiếp tầng ôzôn và những ảnh hưởng của các hành động điều chính hoặc được xem xét để kiểm soát các hoạt động đó.

1. Thông tin pháp lý

Bao gồm thông về:

a. Các luật quốc gia, các biện pháp hành chính và nghiên cứu pháp lý phù hợp với việc bảo vệ tầng ôzôn:

b. Các Hiệp ước quốc tế, bao gồm các Hiệp ước tay đôi, phù hợp với việc bảo vệ tầng ôzôn;

c. Các phương pháp và điều khoản cấp giấy phép và có được bằng phát minh phù hợp với việc bảo vệ tầng ôzôn.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công ước viên về bảo vệ tầng ôzôn

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


18.979

DMCA.com Protection Status
IP: 2001:4860:7:412::2
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!