Ngày của Mẹ là ngày nào? Nên tặng quà gì? Lao động nữ có con được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương vào ngày này không?

Ngày của Mẹ là ngày nào? Nên tặng quà gì? Lao động nữ có con được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương vào ngày này không? Trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ bị phạt hành chính bao nhiêu theo quy định? Câu hỏi của anh A (Gia Lai).

Ngày của Mẹ là ngày nào? Lao động nữ có con có được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương vào Ngày của mẹ không?

Ngày của Mẹ là ngày nào?

Ngày của Mẹ (Mother's Day) là ngày tôn vinh người mẹ, tình mẹ, tôn vinh vai trò gắn kết của mẹ trong gia đình và ảnh hưởng của người mẹ trong xã hội. Có nhiều "phiên bản" Ngày của Mẹ trên khắp thế giới, với thời gian tổ chức khác nhau.

Ngày của Mẹ phổ biến nhất hiện nay được kỷ niệm vào Chủ nhật thứ hai của tháng 5. Cụ thể, ngày của mẹ năm 2024 sẽ rơi vào Chủ nhật ngày 12 tháng 5.

Dẫn chiếu đến Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo quy định này thì Ngày của mẹ không thuộc các ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ việc hưởng nguyên lương.

Do đó, lao động nữ có con không được nghỉ việc hưởng nguyên lương vào Ngày của mẹ.

Tuy nhiên, trường hợp ngày nghỉ hàng tuần của lao động nữ là ngày chủ nhật thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng nguyên lương Ngày của mẹ, theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019:

Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Lưu ý: Trường hợp ngày nghỉ hằng tuần của lao động nữ trùng với ngày nghỉ, lễ, tết thì lao động nữ được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Ngày của Mẹ là ngày nào? Nên tặng quà gì? Lao động nữ có con được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương vào ngày này không?

Ngày của Mẹ là ngày nào? Nên tặng quà gì? Lao động nữ có con được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương vào ngày này không? (Hình từ Internet)

Ngày của mẹ nên tặng quà gì? Bổn phận của con cái đối với cha mẹ được pháp luật quy định ra sao?

Ngày của mẹ nên tặng gì là thắc mắc của rất nhiều người. Theo đó, tùy thuộc vào khả năng tài chính cũng như mong muốn, sở thích của mẹ mà có thể lựa chọn một món quà phù hợp và ý nghĩa. Dưới đây là một số gợi ý món quà ý nghĩa nhân ngày của mẹ:

(1) Hoa tươi;

(2) Đồ dùng nhà bếp;

(3) Thực phẩm chức năng, sản phẩm chăm sóc sức khỏe;

(4) Mỹ phẩm, thiết bị làm đẹp;

(5) Túi xách;

(6) Một chuyến du lịch;

(7) Quần áo thời trang;

(8) Nước hoa;

(9) Đồng hồ;

(10) Bánh kem.

Về bổn phận của con cái đối với cha mẹ được quy định tại Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

Quyền và nghĩa vụ của con
1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.
Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
...

Theo đó, con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Đồng thời có các quyền và nghĩa vụ được đề cập tại quy định trên.

Trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ bị xử phạt hành chính bao nhiêu theo quy định?

Trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ bị phạt hành chính theo quy định tại Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể:

Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;
b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Đồng thời tại Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Như vậy, trường hợp con cái trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Ngày của mẹ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngày 12 tháng 5 có phải là Ngày của mẹ hay không? Ngày của mẹ có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào?
Pháp luật
12 tháng 5 là ngày gì? 12 tháng 5 năm 2024 vào thứ mấy? Việc tiếp nhận và nhận định người bệnh của chăm sóc điều dưỡng như thế nào?
Pháp luật
Ngày của mẹ 2024 là ngày mấy? Ngày của mẹ năm 2024 rơi vào thứ mấy? Tổng hợp những lời chúc tặng mẹ?
Pháp luật
Ngày của Mẹ 12/5 có phải là ngày lễ lớn trong nước? Tặng quà là tiền cho mẹ người yêu cũ vào ngày này có đòi lại được không?
Pháp luật
Tổng hợp những lời chúc tặng mẹ nhân ngày của mẹ 12/5/2024 thế nào? Lời chúc mẹ ngắn gọn, hay ra sao?
Pháp luật
Ngày của Mẹ là ngày nào? Nên tặng quà gì? Lao động nữ có con được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương vào ngày này không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngày của mẹ
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
657 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngày của mẹ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngày của mẹ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào