Ngày 10 10 có bắn pháo hoa không? Người lao động có được nghỉ làm hưởng lương ngày 10 10 không?
Ngày 10 10 có bắn pháo hoa không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP) quy định 08 trường hợp được tổ chức bắn pháo hoa gồm:
(1) Tết Nguyên đán
- Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
- Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
(2) Giỗ Tổ Hùng Vương
- Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
- Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
(3) Ngày Quốc khánh
- Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
- Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.
(4) Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
- Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;
- Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.
(5) Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
- Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
- Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.
(6) Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
- Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
(7) Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
(8) Trường hợp khác do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Trong đó, theo Hướng dẫn 21/HD-HĐTĐKT năm 2024 và Hướng dẫn 126-HD/BTGTW năm 2023 thì ngày 10 tháng 10 năm 1954 là Ngày Giải phóng Thủ đô.
Năm 2024 là Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Như vậy, ngày 10 10 thuộc trường hợp tổ chức bắn pháo hoa theo quy định.
Tuy nhiên, năm 2024 UBND Thành phố Hà Nội ban hành Công văn về việc không tổ chức chương trình bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. >>> Xem chi tiết Tại đây
Ngày 10 10 có bắn pháo hoa không? Người lao động có được nghỉ làm hưởng lương ngày 10 10 không? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nghỉ làm hưởng lương ngày 10 10 không?
Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, ngày 10 10 không thuộc 1 trong những ngày lễ tết được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên, trong trường hợp người lao động muốn nghỉ làm hương lương vào ngày thì người lao động có thể xin nghỉ phép tương ứng với số ngày phép năm của người lao động. (Theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019)
Ngoài ra, nếu ngày 10 10 rơi ngày nghỉ hằng tuần của người lao động thì người lao động được nghỉ làm việc vào ngày này nhưng không hưởng lương.
Người dân có được bắn pháo hoa vào ngày 10 10 không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP như sau:
Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Như vậy, theo quy định thì người dân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong ngày: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật nếu ngày đó rơi vào ngày 10 10.
Lưu ý: Người dân chỉ được phép sử dụng pháo hoa mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?