Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 126-HD/BTGTW Loại văn bản: Hướng dẫn
Nơi ban hành: Ban Tuyên giáo Trung ương Người ký: Phan Xuân Thủy
Ngày ban hành: 19/12/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
BAN TUYÊN GIÁO
-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 126-HD/BTGTW

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2023

HƯỚNG DẪN

TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM CÁC NGÀY LỄ LỚN VÀ SỰ KIỆN LỊCH SỬ QUAN TRỌNG TRONG NĂM 2024

Căn cứ Quyết định số 88-QĐ/TW, ngày 01/12/2022 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo Trung ương;

Căn cứ Chỉ thị số 45-CT/TW, ngày 22/7/2010 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao hiệu quả tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng cao; Kết luận số 88-KL/TW, ngày 18/2/2014 của Bộ Chính trị về tổ chức kỷ niệm 100 năm, trên 100 năm ngày sinh; xây dựng khu lưu niệm, nhà lưu niệm; xây dựng, công bố phim tài liệu về thân thể, sự nghiệp các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tiền bối tiêu biểu; Nghị định số 145/2013/NĐ-CP , ngày 29/10/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài; Nghị định số 111/2018/NĐ-CP , ngày 31/8/2018 của Chính phủ Quy định về ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các bộ, ngành, địa phương;

Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Công văn số 4571-CV/VPTW, ngày 19/8/2022 của Văn phòng Trung ương Đảng về việc tổ chức kỷ niệm một số ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong 03 năm 2023 - 2025; Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tuyên truyền sâu rộng về truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng của dân tộc; lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, ý chí tự lực, tự cường và tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc; góp phần củng cố, bồi đắp niềm tin của Nhân dân vào sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm góp phần tạo sự thống nhất cao trong Đảng, sự đồng thuận xã hội để triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, tận dụng thời cơ, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

3. Các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm cần bám sát Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương và được tổ chức bằng nhiều hình thức phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả, đúng các quy định hiện hành; lồng ghép với việc tuyên truyền triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các sự kiện chính trị của đất nước, ban, bộ, ngành, địa phương và các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tạo không khí phấn khởi, thi đua yêu nước trong các tầng lớp Nhân dân.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM

1. Kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước

1.1. Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024) và đón Tết nguyên đán Giáp Thìn

a. Nội dung tuyên truyền

- Truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam; những thắng lợi vĩ đại và thành tựu to lớn của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; khẳng định vai trò, uy tín, bản lĩnh, trí tuệ, năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng trong suốt chặng đường cách mạng 94 năm qua.

- Khẳng định chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhân dân ta; đi lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn đúng đắn, sáng suốt của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhân dân ta; nêu bật những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, nhất là sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước.

- Kết quả, thành tựu đã đạt được trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, đặc biệt là: những chuyển biến tích cực trong đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; kết quả xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức, cán bộ; khẳng định quyết tâm chính trị của Đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; nâng cao văn hóa chính trị, đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu và cán bộ, đảng viên; đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát; phát huy dân chủ đi đôi với kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị và cán bộ, đảng viên xây dựng, thực hiện cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức, có quyền; xử lý những hành vi vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước; kết quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vai trò, trách nhiệm của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác giám sát, phản biện và huy động Nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

- Kết quả cụ thể hóa, thể chế hóa các nội dung trong các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Đảng, nhất là những vấn đề về kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp; khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực gắn với việc đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách để mọi cán bộ, đảng viên “không thể, không dám, không muốn tham nhũng”.

- Khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt, sát sao, kịp thời của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự đoàn kết, phối hợp của các cấp, các ngành, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong năm 2023; nêu rõ đất nước đã thực hiện thắng lợi, khá toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ: vừa phát triển kinh tế nhanh và bền vững, vừa kiểm soát lạm phát, vừa giữ vững sự phát triển ổn định, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng, thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, vừa tập trung ưu tiên cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh vừa đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn... gắn với tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.

- Tuyên truyền Chỉ thị số 26-CT/TW, ngày 23/11/2023 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024, đặc biệt là về những giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mỗi khi Tết đến Xuân về; ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phê phán những hành vi trái với văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam và các biểu hiện thương mại hóa trong hoạt động lễ hội diễn ra trước, trong và sau Tết Nguyên đán của dân tộc.

- Các hoạt động chào mừng 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, mừng xuân Giáp Thìn; các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, thăm hỏi, động viên các bậc lão thành cách mạng, gia đình chính sách, người có công với nước, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo tiêu biểu, các đơn vị lực lượng vũ trang, lực lượng thường trực làm nhiệm vụ trong dịp Tết, nhất là ở biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, nơi phức tạp về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; những người có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi; người lao động làm việc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất mất việc làm.

- Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm

- Trung ương: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm trên đường Bắc Sơn, thành phố Hà Nội: Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.

- Ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương tùy điều kiện cụ thể tổ chức các hoạt động kỷ niệm, như:

+ Tổ chức phát động các phong trào thi đua yêu nước; lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng quần chúng ưu tú, giới thiệu cho tổ chức Đảng xem xét kết nạp vào dịp 3/2.

+ Tổ chức tọa đàm, hội thảo khoa học, gặp mặt đảng viên tiêu biểu, các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao chào mừng.

+ Tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền trên báo chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, các phương tiện cổ động trực quan, hội nghị báo cáo viên, tuyên truyền viên; thông qua các ấn phẩm tuyên truyền...

1.2. Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch)

a. Nội dung tuyên truyền

- Truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam; giáo dục các thế hệ người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ hướng về cội nguồn của dân tộc, tưởng nhớ, tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân có công lao to lớn trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa của đất nước và con người Việt Nam được vun đắp, hình thành từ thời đại Hùng Vương đến thời đại Hồ Chí Minh, trong đó có việc bảo tồn và phát huy các di sản, di tích thời đại Hùng Vương; cổ vũ các tầng lớp Nhân dân trong nước và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hướng về cội nguồn dân tộc, chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, phồn vinh, hạnh phúc.

- Những kết quả đạt được trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, gắn với tuyên truyền những nội dung cốt lõi trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về xây dựng, phát triển văn hóa và con người Việt Nam và kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021; đẩy mạnh tuyên truyền các hệ giá trị quốc gia; hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới.

- Vai trò sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; khẳng định các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn, thách thức, xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội; đồng thời tôn vinh tập thể, cá nhân có những công lao, đóng góp đối với việc xây dựng, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm

- Tại Phú Thọ: Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ dâng hương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ là Chủ lễ dâng hương.

- Các tỉnh, thành phố, các ban, bộ, ngành Trung ương: Tập trung chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền trên báo chí, trang thông tin điện tử, các phương tiện thông tin, cổ động trực quan và các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao.

1.3. Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024)

a. Nội dung tuyên truyền

- Giá trị và ý nghĩa lịch sử, tầm vóc thời đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân tố quyết định làm nên thắng lợi vĩ đại của dân tộc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần anh dũng, mưu trí, sáng tạo, quả cảm, vượt mọi gian khổ, hy sinh của quân và dân ta làm nên những chiến công vang dội; vai trò của hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam; sự giúp đỡ to lớn của bạn bè quốc tế, của Nhân dân lao động và lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc cũng như trong công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.

- Nét độc đáo, đặc sắc nhất của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; những bài học kinh nghiệm quý báu về tập hợp lực lượng, phát huy sức mạnh của ý chí thống nhất đất nước và khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc vào sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Tôn vinh và tri ân các anh hùng, liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh, đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh tính mạng, cống hiến sức lực, trí tuệ và của cải làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và sự quan tâm của các cấp, các ngành, các địa phương, sự giúp đỡ của doanh nghiệp, tổ chức xã hội với phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo cho các gia đình chính sách, người có công với nước.

- Đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc lịch sử, chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm

+ Tại Hà Nội: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm trên đường Bắc Sơn: Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.

+ Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh dâng hương và đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Thành phố.

+ Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương: Tổ chức tốt công tác tuyên truyền trên báo chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, các phương tiện cổ động trực quan; thông qua hội thảo, tọa đàm, hội nghị báo cáo viên, tuyên truyền viên và sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội; các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao; chú trọng tuyên truyền cho đối tượng là thanh niên, học sinh, sinh viên và Nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

1.4. Kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

(Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành hướng dẫn và đề cương tuyên truyền riêng về sự kiện)

1.5. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024)

a. Nội dung tuyên truyền

- Thân thế, cuộc đời, sự nghiệp cách mạng và những cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc Việt Nam, với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

- Lòng thành kính tưởng nhớ, tri ân sâu sắc của nhân dân Việt Nam và tình cảm yêu mến, kính trọng của nhân dân các nước trên thế giới đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

- Khẳng định sức sống trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh; làm rõ sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

- Kết quả thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ở các cấp, các ngành; phát hiện, biểu dương và nhân rộng những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, những mô hình hay, cách làm sáng tạo; tầm quan trọng, ý nghĩa thiết thực và lâu dài của việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, gắn với các nghị quyết, chỉ thị, kết luận về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, các quy định về trách nhiệm nêu gương. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với phát huy hệ giá trị quốc gia, văn hóa, gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam, với việc xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

- Phản ánh không khí phấn khởi, tin tưởng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, các phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm diễn ra ở các cấp, ngành, đoàn thể từ Trung ương tới cơ sở; chú trọng tới vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo của Tổ quốc, vùng căn cứ địa cách mạng và những nơi có Khu di tích, Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc về thân thế, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh.

b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm

- Lễ dâng hương, dâng hoa:

+ Tại Hà Nội: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm trên đường Bắc Sơn: Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.

+ Tại Nghệ An: Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh; Khu di tích lịch sử Kim Liên, huyện Nam Đàn.

+ Các địa phương có khu di tích, khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tưởng niệm.

- Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức, thông qua: hội thảo, tọa đàm, hội nghị báo cáo viên, trên báo chí, trang điện tử, các phương tiện thông tin cổ động trực quan, các ấn phẩm tuyên truyền, sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội và các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao chào mừng.

1.6. Kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2024) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024)

a. Nội dung tuyên truyền

- Khẳng định tầm vóc, ý nghĩa lịch sử và mốc son chói lọi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam); nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm; sự vận dụng sáng tạo những bài học của Cách mạng tháng Tám trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc cũng như trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.

- Những thắng lợi vĩ đại và thành tựu có ý nghĩa lịch sử của đất nước trong gần tám thập kỷ qua, nhất là sau gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo; đồng thời nêu bật công lao, cống hiến to lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta và sự giúp đỡ quý báu của bạn bè quốc tế trong các giai đoạn cách mạng.

- Tuyên truyền về những thành tựu trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; phân tích làm rõ quan điểm, mục tiêu trọng tâm, nhiệm vụ và giải pháp về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn mới được nêu trong Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương; tuyên truyền về văn hóa công sở, đạo đức công vụ, giáo dục, khơi dậy tinh thần, ý thức trách nhiệm phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước.

- Truyền thống yêu nước cách mạng, ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của mỗi người Việt Nam.

- Đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận giá trị, ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám, vai trò lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và lợi ích quốc gia dân tộc.

b. Các hoạt động kỷ niệm: Tại Hà Nội, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm trên đường Bắc Sơn: Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.

2. Kỷ niệm năm tròn ngày sinh các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước; lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam

2.1. Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú (01/5/1904 - 01/5/2024), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

a. Quy mô tổ chức: Cấp tỉnh (thành)

b. Nội dung tuyên truyền

- Thân thế, cuộc đời hoạt động và những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú đối với Đảng và cách mạng Việt Nam, với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, nhất là những đóng góp quan trọng trên cương vị Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.

- Ý nghĩa và giá trị của Bản Luận cương Chính trị năm 1930 do đồng chí Trần Phú khởi thảo và các văn kiện của Đảng ta trong thời kỳ đồng chí làm Tổng Bí thư đã góp phần hình thành đường lối cơ bản của cách mạng Việt Nam, chỉ đạo cách mạng Việt Nam vượt qua mọi gian lao, thử thách, giành được nhiều thắng lợi vẻ vang.

- Tấm gương mẫu mực về phẩm chất, đạo đức; tình thương yêu đồng chí, đồng bào; lòng trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng; ý chí kiên cường, bất khuất trước kẻ thù của Tổng Bí thư Trần Phú.

+ Tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm diễn ra tại tỉnh Hà Tĩnh, Phú Yên và các địa phương khác.

c. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm

-Tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa, Lễ kỷ niệm: Tỉnh Hà Tĩnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện; đồng chí Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh đọc diễn văn kỷ niệm.

- Tổ chức Hội thảo khoa học cấp bộ: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, tỉnh Hà Tĩnh thực hiện.

- Bổ sung tư liệu mới phim tài liệu về đồng chí Trần Phú: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương thực hiện.

- Xây dựng, tôn tạo, trùng tu khu lưu niệm, nhà lưu niệm đồng chí Trần Phú: Tỉnh Hà Tĩnh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan, đơn vị liên quan khảo sát, xây dựng Đề án trình Ban Bí thư cho ý kiến.

- Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương nơi đồng chí Trần Phú đã từng hoạt động: Tổ chức các hình thức kỷ niệm phù hợp, như tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, triển lãm, thi tìm hiểu...

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức: Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn; chủ trì, phối hợp với tỉnh Hà Tĩnh biên soạn, phát hành đề cương tuyên truyền.

2.2. Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Chí Thanh (01/01/1914 - 01/01/2024), lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam

(Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành hướng dẫn và đề cương tuyên truyền cụ thể tại Hướng dẫn số 125-HD/BTGTW, ngày 8/12/2023)

2.3. Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng (02/4/1904 - 02/4/2024), lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam

a. Quy mô tổ chức: Cấp tỉnh (thành)

b. Nội dung tuyên truyền

- Cuộc đời và quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Lương Bằng - người chiến sĩ cộng sản mẫu mực, kiên trung, thuộc lớp chiến sĩ đầu tiên của cách mạng Việt Nam, người học trò và người bạn chiến đấu sớm nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người hoạt động xuất sắc của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.

- Tấm gương sáng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bất khuất kiên trung, suốt đời phấn đấu, hy sinh vì lợi ích của dân tộc và hạnh phúc của Nhân dân, vì sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Việc học tập và noi theo tấm gương đạo đức cách mạng của đồng chí Nguyễn Lương Bằng ở các cấp, các ngành và trên quê hương Hải Dương.

- Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm diễn ra ở ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương, đặc biệt những nơi đồng chí công tác và hoạt động cách mạng.

c. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm

- Tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa, Lễ kỷ niệm: Tỉnh Hải Dương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện; đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương đọc diễn văn kỷ niệm.

- Tổ chức Hội thảo khoa học cấp bộ (ngành): Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Hải Dương thực hiện.

- Xây dựng phim tài liệu về đồng chí Nguyễn Lương Bằng: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương thực hiện.

- Xây dựng, tôn tạo, trùng tu khu lưu niệm, nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Lương Bằng: Tỉnh Hải Dương chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan, đơn vị liên quan khảo sát, xây dựng Đề án trình Ban Bí thư cho ý kiến.

- Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương nơi đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã từng hoạt động, tổ chức các hình thức kỷ niệm phù hợp; lưu ý không tổ chức Lễ kỷ niệm.

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức: Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn; chủ trì, phối hợp với tỉnh Hải Dương biên soạn, phát hành đề cương tuyên truyền về sự kiện.

2.4. Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Đình Giong (01/6/1904 - 01/6/2024), lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam

a. Quy mô tổ chức: Cấp tỉnh (thành)

b. Nội dung tuyên truyền

- Cuộc đời và quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí Hoàng Đình Giong đối với cách mạng Việt Nam và quê hương Cao Bằng, đặc biệt là những cống hiến của Đồng chí trong lãnh đạo trực tiếp xây dựng cơ sở cách mạnh và tổ chức đảng đầu tiên ở Cao Bằng và Lạng Sơn; việc khôi phục hệ thống tổ chức đảng và phong trào cách mạng Bắc Kỳ trong những năm 1930; một trong những người đặt nền móng xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, trên nền tảng thế trận lòng dân.

- Tấm gương sáng ngời của một người cộng sản trung kiên, một người con tiêu biểu của đồng bào các dân tộc quê hương cách mạng Cao Bằng đã chiến đấu kiên cường, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và lý tưởng cộng sản cao đẹp; học tập và noi theo tấm gương đạo đức cách mạng của đồng chí Hoàng Đình Giong ở các cấp, các ngành, nhất là quê hương Cao Bằng.

- Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm diễn ra ở ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương, đặc biệt những nơi đồng chí hoạt động cách mạng.

b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm

- Tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa: Tỉnh Cao Bằng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện.

- Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương nơi đồng chí Hoàng Đình Giong đã từng hoạt động, có các hình thức kỷ niệm phù hợp theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương; lưu ý không tổ chức Lễ kỷ niệm.

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức: Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn; chủ trì, phối hợp với tỉnh Cao Bằng biên soạn, phát hành đề cương tuyên truyền về sự kiện.

2.5. Kỷ niệm năm lẻ 5 ngày sinh các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước; lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam: Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Cụ Nguyễn Văn Tố (5/6/1889 - 5/6/2024), Trưởng ban Thường trực Quốc hội; Kỷ niệm 115 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Văn Thụ (4/11/1909 - 4/11/2024), lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam

Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các địa phương: không tổ chức Lễ kỷ niệm nhưng tổ chức tốt công tác tuyên truyền trên báo chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, các phương tiện cổ động trực quan; thông qua hội thảo, tọa đàm, hội nghị báo cáo viên, tuyên truyền viên và sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội.

3. Kỷ niệm năm tròn sự kiện lịch sử quan trọng

3.1. Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024)

a. Chủ đề tuyên truyền kỷ niệm

“Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị, tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại”

b. Quy mô tổ chức kỷ niệm: Cấp quốc gia

c. Nội dung tuyên truyền

- Sự ra đời, quá trình xây dựng, trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong 80 năm qua, gắn với truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc; những chiến thắng và chiến công chói lọi của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc, hòa bình, thống nhất đất nước, trong xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; những hình ảnh và phẩm chất cao đẹp của bộ đội cụ Hồ; những tập thể và cá nhân tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.

- Kết quả 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân; vai trò quân đội trong tham mưu và thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh của đất nước; những bài học kinh nghiệm lớn về xây dựng Quân đội nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng nền Quốc phòng toàn dân vững mạnh.

- Các hoạt động kỷ niệm và phong trào thi đua lập thành tích chào mừng 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

- Đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước nhằm phi chính trị hóa lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, chia rẽ mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa Quân đội nhân dân với các tầng lớp Nhân dân.

d. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm

- Tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm trên đường Bắc Sơn: Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện.

- Tổ chức Lễ kỷ niệm tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia

+ Danh nghĩa tổ chức: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Quốc phòng.

+ Đọc diễn văn kỷ niệm: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

+ Đơn vị thực hiện: Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành và cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.

- Tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia: Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan liên quan thực hiện.

- Xây dựng phim tài liệu: Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chỉ đạo Điện ảnh Quân đội nhân dân, Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội thực hiện.

- Tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp giao lưu với nhân chứng lịch sử: Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện.

- Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu truyền thống “80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”: Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan thực hiện.

- Xây dựng phim tài liệu bằng nhiều thứ tiếng dân tộc để tuyên truyền cho đồng bào các dân tộc: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng chỉ đạo Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện.

- Xây dựng phim hoạt hình tuyên truyền cho thiếu nhi: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Hãng phim Hoạt hình Việt Nam thực hiện.

- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, triển lãm: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Quốc phòng, các cơ quan có liên quan tổ chức triển lãm kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh; triển lãm chuyên đề, lưu động trong hệ thống bảo tàng của các địa phương, đơn vị trên toàn quốc, toàn quân.

- Tổ chức các hoạt động chính sách, dân vận, đền ơn đáp nghĩa: Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan thực hiện.

- Tổ chức các hoạt động đối ngoại quốc phòng: Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan thực hiện.

- Tổ chức rà soát, tu bổ, tôn tạo một số di tích lịch sử đặc biệt liên quan đến sự kiện; xây dựng tu bổ các công trình chào mừng kỷ niệm: Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm ở Trung ương và địa phương bằng nhiều hình thức: Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn; chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng biên soạn, phát hành tài liệu tuyên truyền về sự kiện.

- Tổ chức biên soạn, phát hành tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền trong toàn quân: Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.

3.2. Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)

a. Chủ đề tuyên truyền kỷ niệm

“Hà Nội - Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người - Nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng những giá trị cao quý, tiêu biểu của dân tộc”

b. Quy mô tổ chức kỷ niệm: Cấp quốc gia

c. Nội dung tuyên truyền

- Ý nghĩa lịch sử to lớn của Ngày Giải phóng Thủ đô; truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc và tự hào về Thủ đô nghìn năm văn hiến, anh hùng.

- Lịch sử, văn hóa, con người Hà Nội, những thành tựu nổi bật của Thủ đô sau 70 năm giải phóng, đặc biệt là sau gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước..

- Tôn vinh và tri ân công lao, đóng góp của các tầng lớp Nhân dân trong xây dựng, phát triển Thủ đô; biểu dương những tấm gương, điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước, những công dân tiêu biểu của Thủ đô.

- Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung, của Đảng bộ Thành phố Hà Nội nói riêng về xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội “văn hiến - văn minh - hiện đại”.

d. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm

- Tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm trên đường Bắc Sơn: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện.

- Tổ chức Lễ kỷ niệm:

+ Danh nghĩa tổ chức: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội.

+ Đọc diễn văn kỷ niệm: Đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước trình bày.

+ Đơn vị thực hiện: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành và cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.

- Tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện.

- Tổ chức các hoạt động “đền ơn, đáp nghĩa”, tuyên dương và gặp mặt công dân ưu tú của Thủ đô: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.

- Tổ chức các triển lãm về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.

- Tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật đặc biệt: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện.

- Tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng kháng chiến trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, nhất là các di tích gắn với sự kiện giải phóng Thủ đô phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử và phát triển du lịch: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.

- Xây dựng phim tài liệu: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương thực hiện.

- Xây dựng phim tài liệu tuyên truyền bằng nhiều thứ tiếng dân tộc cho đồng bào dân tộc thiểu số: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, chỉ đạo Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện.

- Tổ chức Cuộc thi sáng tác kịch bản các thể loại phim truyện, phim tài liệu, phim hoạt hình theo chủ đề tuyên truyền: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan thực hiện.

- Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền ở Trung ương và địa phương bằng nhiều hình thức: Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn; chủ trì, phối hợp với thành phố Hà Nội biên soạn, phát hành tài liệu tuyên truyền về sự kiện.

3.3. Kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024)

a. Chủ đề tuyên truyền kỷ niệm

“Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 - Thắng lợi to lớn của Nhân dân Việt Nam trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ”.

b. Quy mô tổ chức kỷ niệm: Cấp bộ (ngành)

c. Nội dung tuyên truyền

- Bối cảnh quốc tế và trong nước dẫn tới Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954 về hòa bình ở Việt Nam, Đông Dương; quá trình chuẩn bị đàm phán đi đến ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam của Đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam); vai trò của các bên tham gia, thành phần tham dự và diễn biến Hội nghị.

- Kết quả Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954, nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của Hiệp định này đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và đối với các phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa, phụ thuộc trên thế giới.

- Những bài học kinh nghiệm từ việc đàm phán, ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, nhấn mạnh sự vận dụng các bài học kinh nghiệm trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, nhất là đối với công tác đối ngoại.

- Tôn vinh và tri ân công lao, đóng góp to lớn của các tầng lớp Nhân dân đối với nền ngoại giao Việt Nam; đặc biệt là các thành viên trong Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và những cán bộ, chiến sĩ đã tham gia phục vụ cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam tại Hội nghị Giơ-ne-vơ; chú trọng tuyên truyền sự ủng hộ, giúp đỡ chân thành của bạn bè quốc tế đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của Nhân dân Việt Nam.

- Chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, chính sách ngoại giao của Nhà nước Việt Nam, những thành tựu của ngoại giao Việt Nam 70 năm qua, nhất là trong gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo.

- Đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc, phủ nhận kết quả, ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam.

d. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm

- Tổ chức Lễ kỷ niệm cấp bộ (ngành): Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Văn phòng Chính phủ, tỉnh Điện Biên và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ trước khi diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đọc diễn văn kỷ niệm.

- Tổ chức Hội thảo khoa học cấp bộ: Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện.

- Tổ chức triển lãm ảnh và hiện vật kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam: Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện.

- Xây dựng phim tài liệu về sự kiện: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Báo Nhân Dân chỉ đạo Hãng phim Tài liệu và Điện ảnh Nhân Dân thực hiện.

- Xây dựng phim tài liệu bằng nhiều thứ tiếng dân tộc để tuyên truyền cho đồng bào các dân tộc: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, chỉ đạo Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện.

- Xây dựng phim hoạt hình tuyên truyền cho thiếu nhi: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Hãng phim Hoạt hình Việt Nam thực hiện.

- Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền ở Trung ương và địa phương bằng nhiều hình thức: Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn; chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao biên soạn, phát hành tài liệu tuyên truyền về sự kiện.

3.4. Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (02/12/1964 - 02/12/2024)

a. Chủ đề tuyên truyền kỷ niệm

“Chiến thắng Bình Giã - dấu mốc chói lọi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc”

b. Quy mô tổ chức kỷ niệm: Cấp tỉnh (thành)

c. Nội dung tuyên truyền

- Tuyên truyền bối cảnh lịch sử và diễn biến trận Bình Giã; ý nghĩa và bài học lịch sử của Chiến thắng trong sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế; khẳng định chiến thắng Bình Giã là dấu mốc chói lọi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc.

- Tôn vinh và tri ân tinh thần chiến đấu kiên cường, anh dũng hy sinh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; nhất là những cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trực tiếp tham gia trận đánh.

- Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại của các tỉnh Đông Nam Bộ nói chung và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng sau 60 năm Chiến thắng Bình Giã; khơi dậy và phát huy tinh thần Chiến thắng Bình Giã, xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh Đông Nam Bộ, cùng cả nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

d. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm

- Tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tại Tượng đài chiến thắng Bình Giã.

- Tổ chức Lễ kỷ niệm: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện; lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đọc diễn văn kỷ niệm.

- Tổ chức Hội thảo khoa học cấp bộ: Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện.

- Tổ chức triển lãm ảnh và hiện vật kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ trì, phối hợp với bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện.

- Xây dựng phim tài liệu: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ đạo Điện ảnh Quân đội nhân dân thực hiện.

- Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức: Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn; chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Việt Nam biên soạn, phát hành tài liệu tuyên truyền về sự kiện.

3.5. Kỷ niệm 45 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7/01/1979 - 7/01/2019); Kỷ niệm 45 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc (17/2/1979 - 17/2/2024)

(Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành hướng dẫn và đề cương tuyên truyền riêng về sự kiện trên)

3.6. Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2024) và 55 năm Ngày mất của Người (02/9/1969 - 02/9/2024)

a. Nội dung tuyên truyền

- Hoàn cảnh ra đời, nội dung cốt lõi và giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; khẳng định Di chúc là một văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, kết tinh tư tưởng, văn hóa, trí tuệ, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một bậc vĩ nhân, Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, Nhân dân ta và non sông đất nước ta.

- Tôn vinh và tri ân sâu sắc công lao, cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; khẳng định cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh luôn sống mãi trong tâm khảm mỗi người dân Việt Nam, soi đường dẫn dắt sự nghiệp cách mạng của Đảng và đất nước đi đến thắng lợi.

- Những thành tựu to lớn, bài học kinh nghiệm qua 55 năm thực hiện Di chúc, trong đó tập trung tuyên truyền thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; xây dựng Đảng thực sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh; những thành tựu trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

- Biểu dương tập thể, cá nhân điển hình trong thực hiện Di chúc và sơ kết 03 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; đấu tranh, phản bác những thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và phủ định ý nghĩa, giá trị lý luận, thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và Di chúc nói riêng.

d. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm

- Tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật trực tiếp: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, chỉ đạo Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện.

- Tổ chức triển lãm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ban Tuyên giáo trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch thực hiện.

- Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các địa phương: không tổ chức Lễ kỷ niệm nhưng tổ chức tốt công tác tuyên truyền trên báo chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, các phương tiện cổ động trực quan; thông qua hội thảo, tọa đàm, hội nghị báo cáo viên, tuyên truyền viên và sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội.

3.7. Kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024)

a. Nội dung tuyên truyền

- Sự ra đời, phát triển của Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn và Đường Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; làm rõ vị trí, vai trò, ý nghĩa của đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; khẳng định quyết định mở đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam là một chủ trương đúng đắn, sáng suốt của Đảng và Bác Hồ, một sáng tạo độc đáo về quân sự của Đảng và Quân đội ta; nêu bật tinh thần anh dũng, kiên cường, mưu trí, sáng tạo của các lực lượng tham gia mở đường, vận chuyển và tinh thần hữu nghị, đoàn kết chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược của quân và dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia và sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của bạn bè quốc tế trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới.

- Tôn vinh và tri ân công lao, cống hiến to lớn của Bộ đội Trường Sơn, dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong, công nhân giao thông, văn nghệ sĩ, đồng bào các dân tộc đã từng tham gia, phục vụ chiến đấu, làm nhiệm vụ trên đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp, vẻ vang của Bộ đội Trường Sơn trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, xây dựng đất nước ngày càng phát triển, phồn vinh và hạnh phúc.

- Khẳng định việc phát huy truyền thống Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh anh hùng, bất khuất, huyền thoại, một kỳ tích của Nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) và kết quả, kinh nghiệm trong xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng (1976 - 2023) của Binh Đoàn 12 (Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn) trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm

- Tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tổng Cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam, tỉnh Quảng Trị, Đài Truyền hình Việt Nam, Binh Đoàn 12 thực hiện.

- Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương: không tổ chức Lễ kỷ niệm nhưng tổ chức tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, tôn vinh, tri ân phù hợp, như: tổ chức tọa đàm, hội thảo, gặp mặt, nói chuyện truyền thống, thăm, tặng quà Bộ đội Trường Sơn; các hoạt động văn hóa - văn nghệ,..., chú trọng công tác tuyên truyền trên báo chí thông qua sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội.

- Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn; chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Việt Nam biên soạn, phát hành tài liệu tuyên truyền.

4. Kỷ niệm năm tròn ngày giải phóng, ngày thành lập tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngày truyền thống của các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; tổ chức quốc tế, đơn vị vũ trang nhân dân: Thực hiện theo Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị, Nghị định số 145/2013/NĐ-CP và Nghị định số 111/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Các ban, bộ, ngành, địa phương chủ động phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm theo quy định.

5. Kỷ niệm các ngày lễ quốc tế

5.1. Kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870 - 22/4/2024)

a. Nội dung tuyên truyền

- Cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến vĩ đại của V.I.Lênin - Lãnh tụ cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

- Khẳng định giá trị bền vững và sức sống trường tồn của chủ nghĩa Mác-Lênin trong thời đại ngày nay và sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào sự nghiệp cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới; đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc, phủ nhận giá trị lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác-Lênin.

- Tuyên truyền về các hoạt động kỷ niệm diễn ra ở các cấp, các ngành.

b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm

- Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài V.I.Lênin ở đường Điện Biên Phủ, thành phố Hà Nội.

- Các học viện, trường đại học, trường chính trị tỉnh, thành phố tùy điều kiện tổ chức tọa đàm, hội thảo khoa học.

- Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương.

5.2. Kỷ niệm 206 năm Ngày sinh C.Mác (5/5/1818 - 5/5/2024)

a. Nội dung tuyên truyền

- Cuộc đời, sự nghiệp và công lao, đóng góp vĩ đại của C.Mác đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người.

- Khẳng định những giá trị khoa học và cách mạng trong Di sản tư tưởng của C.Mác, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư.

- Khẳng định tính đúng đắn và sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa Mác trong thời đại ngày nay; sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác ở các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay, nhấn mạnh những thành tựu đem lại và bài học kinh nghiệm; đấu tranh phản bác những thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc phủ nhận giá trị của chủ nghĩa Mác-Lênin.

b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm

- Các học viện, trường đại học, trường chính trị tỉnh, thành phố tùy điều kiện tổ chức hội thảo khoa học, tọa đàm và các hình thức sinh hoạt chính trị phù hợp.

- Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương.

5.3. Kỷ niệm 204 năm Ngày sinh Ph.Ăng-ghen (28/11/1820 - 28/11/2024)

a. Nội dung tuyên truyền

- Cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp to lớn của Ph.Ăng-ghen đối với sự phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học và giai cấp công nhân.

- Di sản tư tưởng, lý luận của Ph.Ăngghen trong cuộc tranh đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

- Sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới ở Việt Nam.

b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm

- Các học viện, các trường đại học, trường chính trị tỉnh, thành phố tùy điều kiện tổ chức tọa đàm, hội thảo khoa học.

- Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn và đảng ủy trực thuộc Trung ương

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử trong năm 2024 theo sự hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương; xác định đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, tạo động lực thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, trong đó tập trung chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền trên báo chí, trang thông tin điện tử, các phương tiện thông tin cổ động trực quan, thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và các ấn phẩm tuyên truyền.

- Đối với các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương, các cơ quan đơn vị được giao chủ trì tổ chức các hoạt động kỷ niệm được nêu trong Hướng dẫn cần chủ động phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương xây dựng Đề án hoặc kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm bảo đảm đúng quy định, thống nhất về nội dung, hình thức các hoạt động kỷ niệm trước khi báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 03 năm 2023 - 2025.

- Việc tổ chức kỷ niệm năm tròn ngày giải phóng, ngày thành lập, ngày truyền thống và các sự kiện lịch sử quan trọng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các ban, bộ, ngành Trung ương cần phải chủ động phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương để xây dựng kế hoạch và báo cáo với Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 03 năm 2023 - 2025 trước khi trình Thường trực Ban Bí thư cho ý kiến.

2. Văn phòng Trung ương Đảng

- Chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành đoàn thể Trung ương, địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự các hoạt động kỷ niệm và đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm cấp quốc gia; chủ trì tham mưu Thường trực Ban Bí thư phân công các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự các lễ kỷ niệm ở các bộ, ngành, địa phương.

- Phối hợp thẩm định diễn văn kỷ niệm, bài phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại Lễ kỷ niệm cấp quốc gia, hội thảo khoa học cấp quốc gia.

3. Ban Tuyên giáo Trung ương: Là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 03 năm 2023 - 2025.

- Tổng hợp tình hình triển khai thực hiện tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác tuyên truyền triển khai thực hiện của các ban, bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị và kịp thời báo cáo, đề xuất Ban Chỉ đạo Trung ương đối với những vấn đề phát sinh trong thực hiện nhiệm vụ.

- Chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm; phối hợp thẩm định diễn văn kỷ niệm, các bài phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại lễ kỷ niệm và hội thảo khoa học cấp quốc gia.

- Chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương chỉ đạo xây dựng phim tài liệu, biên soạn sách, tài liệu...

4. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan dự thảo diễn văn kỷ niệm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại Lễ kỷ niệm cấp quốc gia; dự thảo bài phát biểu của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, tổ chức, gửi các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thẩm định theo quy định.

5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các hoạt động thông tin, cổ động, văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao, triển lãm, điện ảnh... phục vụ Nhân dân; quan tâm đến vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ địa cách mạng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu bổ sung diện đối tượng xử lý không phải là nghệ sỹ ăn mặc phản cảm, trái thuần phong mỹ tục đăng tải trên không gian mạng.

- Chủ trì, phối hợp tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm theo sự hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương.

6. Bộ Thông tin và Truyền thông: Tổ chức tốt các hoạt động thông tin cơ sở; quản lý chặt chẽ các hoạt động thông tin, truyền thông, nhất là việc biên soạn, phát hành các ấn phẩm truyền thông; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; ngăn chặn, tháo gỡ kịp thời việc phát tán thông tin xấu độc, xuyên tạc lịch sử, chống phá Đảng, Nhà nước; chỉ đạo các cơ quan báo chí tăng cường các bài viết phê phán việc sử dụng trang phục phản cảm và trang phục lính Việt Nam cộng hòa, trang phục quân đội nước ngoài, lính nước ngoài trong sinh hoạt cộng đồng, tham gia các hoạt động từ thiện, hô hào cổ vũ tham gia các các chương trình có quy mô lớn như bóng đá, đua xe...

7. Bộ Ngoại giao

- Chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn phóng viên báo chí nước ngoài đưa tin tuyên truyền về các sự kiện; tham mưu đề xuất mời đại biểu quốc tế tham dự các Lễ kỷ niệm cấp quốc gia.

- Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức đại diện của Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024 gắn với việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đối ngoại, ngoại giao, về bảo vệ quyền và chủ quyền biển đảo, biên giới của Việt Nam; biên soạn và phát hành tài liệu tuyên truyền trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

8. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước; tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, hội viên và Nhân dân; chú trọng các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, hành hương về nguồn, giao lưu, gặp mặt, nói chuyện truyền thống.

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân phát huy tinh thần yêu nước, tương thân, tương ái, ý chí tự lực, tự cường, hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, các hoạt động an sinh xã hội; huy động các nguồn lực để đóng góp xây dựng đất nước, hỗ trợ đối tượng chính sách, người nghèo, đồng bào gặp khó khăn trong cuộc sống... góp phần ổn định đời sống Nhân dân.

- Vận động cán bộ, hội viên, đoàn viên và các cấp hội, đoàn tích cực tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của Nhân dân; tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội... góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

9. Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam: Tăng cường vận động các tổ chức, cá nhân, nhất là giới văn nghệ sĩ, trí thức sáng tác, biểu diễn và quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn và các sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước.

10. Hội Nhà báo Việt Nam: Chỉ đạo các liên chi hội, chi hội cơ sở tăng cường đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục; nâng cao trách nhiệm chính trị của đội ngũ phóng viên, biên tập viên nhất là trong tuyên truyền các sự kiện chính trị - xã hội, các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước.

11. Ban tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương

- Tham mưu giúp cấp ủy xây dựng kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng bằng các hình thức phù hợp, thiết thực gắn với tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị trong năm 2024.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổ động trực quan, thông qua các hội nghị báo cáo viên, tuyên truyền viên, sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức chính trị - xã hội; theo dõi, kiểm tra các hoạt động tuyên truyền, nhất là trên báo chí và các phương tiện cổ động trực quan.

- Chỉ đạo Hội Nhà báo, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh, thành phố tăng cường phối hợp, tổ chức các hoạt động sáng tác, biểu diễn và quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật về truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng, biểu dương gương “người tốt, việc tốt” trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội vào dịp kỷ niệm ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng.

12. Các cơ quan báo, đài Trung ương, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương

- Bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương, ban tuyên giáo các cấp để xây dựng kế hoạch tuyên truyền; chú trọng tới việc mở các chuyên trang, chuyên mục, các chương trình, diễn đàn mới để tuyên truyền, giáo dục lý tưởng, niềm tin và hành động cách mạng cho các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ Việt Nam; lưu ý không khai thác thông tin lịch sử còn có ý kiến khác nhau.

- Lãnh đạo cơ quan báo chí nêu cao vai trò, trách nhiệm trong kiểm duyệt nội dung các sản phẩm báo chí và việc bình luận trên các nền tảng xã hội; tuyệt đối không xảy ra sai sót để các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng xuyên tạc, kích động chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.

IV. MỘT SỐ KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN

1. Đảng Cộng sản Việt Nam - Người lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam!

2. Mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Giáp Thìn!

3. Nhiệt liệt chào mừng 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/02/1930 - 3/02/2024)!

4. Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)!

5. Nhiệt liệt chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024)!

6. Nhiệt liệt chào mừng 79 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024)!

7. Tinh thần cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9 bất diệt!

8. Nhiệt liệt chào mừng 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024)!

9. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024!

10. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh!

11. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước!

12. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng!

13. Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại!

14. Tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh!

15. Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!

16. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!

17. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!


Nơi nhận:
- Thường trực Ban Bí thư (để b/c),
- Đ/c Trưởng ban (để b/c),
- Các ban đảng Trung ương,
- Các Văn phòng: Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội,
- Tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương,
- Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội Trung ương,
- Các bộ: Quốc phòng, Công an, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao, Lao động, Thương binh và Xã hội, Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Khoa học và Công nghệ, Tư pháp, Công thương, Xây dựng,
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam,
- Các báo, đài Trung ương,
- Ban tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, Ủy ban Trung ương MTTQVN và các tổ chức chính trị - xã hội Trung ương,
- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật,
- Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch,
- Lãnh đạo Ban,
- Vụ Tuyên truyền (10),
- Lưu HC.

K/T TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN




Phan Xuân Thủy

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Hướng dẫn 126-HD/BTGTW ngày 19/12/2023 tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024 do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.695

DMCA.com Protection Status
IP: 3.129.194.30
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!