Ngày 1 12 là ngày gì AIDS? Ngày 1 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 1 12 có phải là ngày lễ lớn không?
Ngày 1 12 là ngày gì AIDS? Ngày 1 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 1 12 có phải là ngày lễ lớn không?
Ngày 1 tháng 12 là Ngày Thế giới phòng chống AIDS (World AIDS Day), được tổ chức hàng năm trên toàn cầu từ năm 1988. Đây là sáng kiến của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và sau đó được Liên Hợp Quốc chính thức công nhận.
Ngày Thế giới phòng chống AIDS được tổ chức với các mục đích như sau:
- Nâng cao nhận thức về căn bệnh AIDS, gây ra bởi virus HIV.
- Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử đối với những người nhiễm HIV/AIDS.
- Thúc đẩy các biện pháp phòng ngừa, xét nghiệm, và điều trị.
- Tưởng nhớ những người đã mất vì HIV/AIDS và hỗ trợ những người đang sống chung với bệnh này.
Trong năm 2024, ngày 1 tháng 12 dương lịch rơi vào Chủ Nhật ngày 1 tháng 11 năm 2024 âm lịch.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Để biết ngày 1 12 có phải là ngày lễ lớn của nước ta hay không thì căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Đối chiếu theo quy định trên, có thể thấy ngày 1 12 (ngày 1 tháng 12) không phải là ngày lễ lớn của nước ta.
Ngày 1 12 là ngày gì AIDS? Ngày 1 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 1 12 có phải là ngày lễ lớn không? (Hình từ Internet)
Ngày 1 12 có phải ngày nghỉ lễ của người lao động không?
Căn cứ quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định nêu trên, ngày 1 tháng 12 không phải ngày lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên, ngày 1 tháng 12 năm 2024 rơi vào ngày Chủ Nhật, thông thường, Chủ Nhật là ngày nghỉ hằng tuần của người lao động, do đó, người lao động có thể được nghỉ hằng tuần vào ngày này.
Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020), người nhiễm HIV có quyền và nghĩa vụ như sau:
(1) Người nhiễm HIV có các quyền sau đây:
- Sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội;
- Được điều trị và chăm sóc sức khoẻ;
- Học văn hoá, học nghề, làm việc;
- Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS;
- Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối;
- Các quyền khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
(2) Người nhiễm HIV có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác;
- Thông báo kịp thời kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng, người dự định kết hôn, người chung sống như vợ chồng với mình;
- Thực hiện các quy định về điều trị khi tham gia điều trị bằng thuốc kháng HIV;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 8 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006, pháp luật nghiêm cấm những hành vi sau đây:
(1) Cố ý lây truyền hoặc truyền HIV cho người khác.
(2) Đe dọa truyền HIV cho người khác.
(3) Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
(4) Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được mình giám hộ nhiễm HIV.
(5) Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp quy định tại Điều 30 của Luật này.
(6) Đưa tin bịa đặt về nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV.
(7) Bắt buộc xét nghiệm HIV, trừ trường hợp quy định tại Điều 28 của Luật này.
(8) Truyền máu, sản phẩm máu, ghép mô, bộ phận cơ thể có HIV cho người khác.
(9) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV.
(10) Từ chối mai táng, hoả táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS.
(11) Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật.
(12) Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu đối với cá nhân đang sử dụng đất?
- Có truy cứu trách nhiệm hình sự tội mua bán trái phép chất ma túy đối với người xúi giục người khác vận chuyển ma túy để bán không?
- Kỳ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có được mở tài khoản tại tổ chức tín dụng? Nguồn vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam?
- Nghĩa vụ nộp thuế là gì? Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp?