Nghĩa vụ nộp thuế là gì? Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp?
Nghĩa vụ nộp thuế là gì?
Hiện nay, Luật Quản lý thuế 2019 và các văn bản có liên quan không quy định khái niệm "Nghĩa vụ nộp thuế" là gì.
Tuy nhiên, tại khoản 12 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 có giải thích khái niệm "Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế" như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
12. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế là việc nộp đủ số tiền thuế phải nộp, số tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước.
...
Từ quy định trên, nghĩa vụ nộp thuế có thể hiểu là trách nhiệm pháp lý của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện việc kê khai và nộp đủ số tiền thuế phải nộp, số tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế và các khoản thu khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ nộp thuế là gì? Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp được quy định thế nào?
Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp được quy định tại Điều 68 Luật Quản lý thuế 2019, cụ thể như sau:
(1) Doanh nghiệp bị chia có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi thực hiện chia doanh nghiệp; trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì các doanh nghiệp mới được thành lập từ doanh nghiệp bị chia có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
(2) Doanh nghiệp bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi tách, hợp nhất, sáp nhập; trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp bị tách và doanh nghiệp được tách, doanh nghiệp hợp nhất, doanh nghiệp nhận sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
(3) Doanh nghiệp được chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi chuyển đổi; trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp chuyển đổi có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
(4) Việc tổ chức lại doanh nghiệp không làm thay đổi thời hạn nộp thuế của doanh nghiệp được tổ chức lại. Trường hợp doanh nghiệp được tổ chức lại hoặc các doanh nghiệp thành lập mới không nộp thuế đầy đủ theo thời hạn nộp thuế đã quy định thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần theo phương thức nào?
Căn cứ quy định tại Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần
1. Doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần theo phương thức sau đây:
a) Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;
b) Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
c) Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác;
d) Kết hợp phương thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này và các phương thức khác.
3. Công ty phải đăng ký chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
4. Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
Theo đó, sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần theo các phương thức sau đây:
(1) Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;
(2) Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
(3) Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác;
(4) Kết hợp phương thức quy định tại các khoản (1), (2), (3) và các phương thức khác.
Lưu ý:
- Công ty phải đăng ký chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh lớp 12 theo Thông tư nào? Căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh lớp 12?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu đối với cá nhân đang sử dụng đất?
- Có truy cứu trách nhiệm hình sự tội mua bán trái phép chất ma túy đối với người xúi giục người khác vận chuyển ma túy để bán không?
- Kỳ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có được mở tài khoản tại tổ chức tín dụng? Nguồn vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam?