Ngành công tác xã hội là gì? Ngành công tác xã hội ra làm nghề gì? Công tác xã hội được hiểu như thế nào?
- Ngành công tác xã hội là gì? Ngành công tác xã hội ra làm nghề gì? Công tác xã hội được hiểu như thế nào?
- Sinh viên phải tốt nghiệp chuyên ngành gì để được hành nghề công tác xã hội?
- Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội đối với sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành công tác xã hội gồm những gì?
Ngành công tác xã hội là gì? Ngành công tác xã hội ra làm nghề gì? Công tác xã hội được hiểu như thế nào?
Ngành công tác xã hội là gì?
Hiện nay, theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn có liên quan không có quy định về ngành công tác xã hội là gì.
Tuy nhiên, có thể hiểu ngành công tác xã hội là ngành có trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện cho những người không may mắn, có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong cuộc sống. Đối tượng cần giúp đỡ có thể là người khuyết tật, trẻ em, người già, người có bệnh nan y, người nghèo với mục tiêu giúp những nhóm người này có thể sống tốt và hòa nhập với cộng đồng, ngành công tác xã hội mang một sứ mạng nhân văn, nhân ái và giảm thiểu sự bất bình đẳng trong xã hội.
Ngành công tác xã hội ra làm nghề gì?
Hiện nay, sinh viên tốt nghiệp ngành công tác xã hội sẽ có thể làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoặc các tổ chức nhà nước như hội phụ nữ, hội chữ thập đỏ, cán bộ ủy ban các cấp, cơ quan bảo hiểm xã hội, một số vị trí thuộc ngành công tác xã hội phổ biến như:
- Chuyên viên công tác xã hội trong trường học, bệnh viện;
- Nhân viên công tác xã hội trong các doanh nghiệp, các tổ chức phi chi phủ;
- Nhân viên công tác xã hội gia đình, bảo vệ bà mẹ và trẻ em;
- Cán bộ truyền thông xã hội của xã thôn;
- Chuyên viên tham vấn tâm lý và cung cấp dịch vụ xã hội;
- Trợ lý dự án phát triển cộng đồng xã hội;
- Giảng viên tại các trường cao đẳng về chuyên đề công tác xã hội.
* Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Công tác xã hội được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 110/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công tác xã hội là hoạt động hỗ trợ cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng giải quyết các vấn đề xã hội.
2. Đối tượng công tác xã hội là cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng có nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội (sau đây gọi là đối tượng).
...
Như vậy, công tác xã hội là hoạt động hỗ trợ cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng giải quyết các vấn đề xã hội.
>> Người làm công tác xã hội trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên là ai?
Ngành công tác xã hội là gì? Ngành công tác xã hội ra làm nghề gì? Công tác xã hội được hiểu như thế nào? (Hình từ Internet)
Sinh viên phải tốt nghiệp chuyên ngành gì để được hành nghề công tác xã hội?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Theo đó, điều kiện hành nghề công tác xã hội được pháp luật quy định bao gồm:
- Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ điều kiện sau đây được hành nghề công tác xã hội:
+ Đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc chuyên ngành khoa học xã hội khác theo quy định của pháp luật.
+ Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công tác xã hội.
+ Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 32 Nghị định 110/2024/NĐ-CP và trường hợp khác theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
+ Có giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.
Như vậy, sinh viên muốn hành nghề công tác xã hội sẽ phải tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc chuyên ngành khoa học xã hội khác theo quy định của pháp luật.
Do đó, sinh viên muốn hành nghề công tác xã hội ngoài việc tốt nghiệp những chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc chuyên ngành khoa học xã hội khác theo quy định của pháp luật còn phải đáp ứng những điều kiện trên để được hành nghề.
Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội đối với sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành công tác xã hội gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 40 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội đối với sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành công tác xã hội sẽ bao gồm:
- Tờ khai đăng ký hành nghề công tác xã hội theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 110/2024/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Tờ khai đăng ký hành nghề). Tải về
- Giấy chứng nhận đạt kết quả thực hành nghề công tác xã hội.
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận chuyên môn về chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc chuyên ngành khoa học xã hội khác theo quy định của pháp luật.
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp mà thời điểm cấp giấy chứng nhận sức khỏe tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề không quá 12 tháng.
- 02 ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ.
Tải về Mẫu tờ khai đăng ký hành nghề công tác xã hội tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng đặc thù gồm công trình nào? Xây dựng công trình xây dựng đặc thù là công trình xây dựng tạm như thế nào?
- Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình được quy định như thế nào?
- Nguồn lực cho phòng thủ dân sự được quy định thế nào? Sử dụng nguồn lực cho phòng thủ dân sự không đúng mục đích là hành vi vi phạm pháp luật?
- Giá gói thầu xây dựng bao gồm chi phí nào? Dự án đã được phê duyệt dự toán xây dựng công trình thì xác định dự toán gói thầu trên cơ sở nào?
- Mẫu biên bản kiểm tra hiện trạng hư hỏng trang thiết bị trong lĩnh vực giáo dục mới nhất theo quy định?