Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động phối hợp liên ngành, sơ kết, tổng kết về phòng, chống bạo lực gia đình như thế nào?

Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động phối hợp liên ngành, sơ kết, tổng kết về phòng, chống bạo lực gia đình như thế nào? Chị T ở Hà Nội.

Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động phối hợp liên ngành, sơ kết, tổng kết về phòng, chống bạo lực gia đình như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Nghị định 76/2023/NĐ-CP thì ngân sách nhà nước Chi tổ chức cuộc họp, hội nghị triển khai nhiệm vụ, sơ kết, tổng kết, tập huấn nghiệp vụ về phòng, chống bạo lực gia đình:

+ Chi bồi dưỡng cho đại biểu: Tối đa 100.000 đồng/người/buổi;

+ Chi xây dựng báo cáo chuyên đề: Tối đa 8.000.000 đồng/báo cáo;

+ Chi xây dựng báo cáo sơ kết: Tối đa 10.000.000 đồng/báo cáo;

+ Chi xây dựng báo cáo tổng kết: Tối đa 12.000.000 đồng/báo cáo;

+ Chi bồi dưỡng viết bài tham luận, bài kỷ yếu hội nghị sơ kết, tổng kết: Tối đa 2.000.000 đồng/bài tham luận;

+ Chi văn phòng phẩm, in ấn tài liệu và các khoản chi khác có liên quan thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ chi hội nghị.

Ngoài ra, ngân sách nhà nước chi công tác kiểm tra, giám sát theo chương trình, kế hoạch công tác; tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về phòng, chống bạo lực gia đình trong khu vực, liên khu vực: Thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.

Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động phối hợp liên ngành, sơ kết, tổng kết về phòng, chống bạo lực gia đình như thế nào?

Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động phối hợp liên ngành, sơ kết, tổng kết về phòng, chống bạo lực gia đình như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)

Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm những nội dung nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 46 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:

- Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Thực hiện công tác thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

- Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phòng, chống bạo lực gia đình.

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Tố giác hành vi bạo lực gia đình ở những nơi nào và quy trình xử lý ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

- Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

- Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học;

- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

- Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

- Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.

Ngoài ra, việc báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình thực hiện theo các hình thức sau đây:

- Gọi điện, nhắn tin;

- Gửi đơn, thư;

- Trực tiếp báo tin.

Tiếp đó, căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 76/2023/NĐ-CP thì việc tiếp nhận xử lý tin báo như sau:

Tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua địa chỉ quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022:

- Khi tiếp nhận tin báo, tố giác trực tiếp hoặc qua điện thoại thì người tiếp nhận thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận theo Mẫu số 04 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP đồng thời thực hiện tư vấn tâm lý, cung cấp kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình;

- Khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua tin nhắn, đơn, thư thì người tiếp nhận thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận theo Mẫu số 05 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP.

- Xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua địa chỉ quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022:

- Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình phải kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi bạo lực gia đình theo thẩm quyền; đồng thời thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình. Trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì xử lý theo quy định của pháp luật về trẻ em;

- Ngay sau khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình, địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được thông tin xảy ra hành vi bạo lực gia đình và theo khả năng của mình tham gia ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, hỗ trợ, bảo vệ người bị bạo lực gia đình.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình để xác minh tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình khi có yêu cầu.

- Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 76/2023/NĐ-CP có trách nhiệm thông báo kết quả việc xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình khi có đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.

Nghị định 76/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 25/12/2023

Bạo lực gia đình Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bạo lực gia đình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hành vi bạo lực gia đình thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Pháp luật
Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
Pháp luật
Người bị bạo lực gia đình có thuộc diện được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng không?
Pháp luật
Xử lý hành vi xâm hại sức khỏe, bạo hành gia đình như thế nào? Người vợ bị chồng xâm hại sức khỏe, bạo hành thường xuyên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại ra sao?
Pháp luật
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình? Hành vi bạo lực gia đình gồm những hành vi nào?
Pháp luật
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình có quyền nào?
Pháp luật
Cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm nào theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022?
Pháp luật
Chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy thì vợ có được yêu cầu chia tài sản nhiều hơn khi ly hôn không?
Pháp luật
Nạn nhân bạo lực gia đình có trách nhiệm gì theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022?
Pháp luật
Đã ly hôn nhưng không chăm sóc người đang mang thai con của mình thì có xem là vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Có tạm giữ người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc không? Phải thông báo với ai khi phát hiện hành vi vi phạm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bạo lực gia đình
340 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bạo lực gia đình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bạo lực gia đình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào