Ngân hàng thương mại cổ phần muốn tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 5 ngày làm việc trở lên thì làm hồ sơ thế nào?
- Ngân hàng thương mại cổ phần muốn tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 5 ngày làm việc trở lên thì làm hồ sơ thế nào?
- Ngân hàng thương mại cổ phần muốn tạm ngừng hoạt động kinh doanh thì phải gửi hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước trước bao nhiêu ngày?
- Ngân hàng thương mại cổ phần có được kinh doanh ngoại hối không?
Ngân hàng thương mại cổ phần muốn tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 5 ngày làm việc trở lên thì làm hồ sơ thế nào?
Hồ sơ đề nghị tạm ngừng hoạt động kinh doanh được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 50/2018/TT-NHNN như sau:
Tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 05 ngày làm việc trở lên, trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động do sự kiện bất khả kháng
1. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị, trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung sau:
(i) Số ngày và thời gian dự kiến tạm ngừng hoạt động kinh doanh;
(ii) Lý do, sự cần thiết của việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh;
(iii) Các giải pháp dự kiến thực hiện để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh đến quyền và lợi ích của khách hàng;
b) Nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng quản trị đối với ngân hàng thương mại cổ phần, Nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng thành viên đối với ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh; Quyết định của Tổng Giám đốc chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh;
c) Tài liệu chứng minh sự cần thiết của việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
...
Như vậy, trường hợp Ngân hàng thương mại cổ phần muốn tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 5 ngày làm việc trở lên (trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động do sự kiện bất khả kháng) thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây:
(1) Văn bản đề nghị, trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung sau:
- Số ngày và thời gian dự kiến tạm ngừng hoạt động kinh doanh;
- Lý do, sự cần thiết của việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh;
- Các giải pháp dự kiến thực hiện để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh đến quyền và lợi ích của khách hàng;
(2) Nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng quản trị;
(3) Tài liệu chứng minh sự cần thiết của việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
Ngân hàng thương mại cổ phần muốn tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 5 ngày làm việc trở lên thì làm hồ sơ thế nào? (Hình từ Internet)
Ngân hàng thương mại cổ phần muốn tạm ngừng hoạt động kinh doanh thì phải gửi hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước trước bao nhiêu ngày?
Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh được quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 50/2018/TT-NHNN như sau:
Tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 05 ngày làm việc trở lên, trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động do sự kiện bất khả kháng
...
2. Trình tự, thủ tục chấp thuận:
a) Tối thiểu 45 ngày làm việc trước ngày dự kiến tạm ngừng hoạt động kinh doanh, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lập hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận đề nghị của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn tối thiểu 07 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng hoạt động kinh doanh được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm đăng trên các phương tiện thông tin của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tại một tờ báo viết hằng ngày trong 03 số liên tiếp hoặc báo điện tử của Việt Nam, trong đó phải có các thông tin về thời gian và lý do tạm ngừng hoạt động.
Như vây, theo quy định, Ngân hàng thương mại cổ phần muốn tạm ngừng hoạt động kinh doanh thì tối thiểu là 45 ngày làm việc trước ngày dự kiến tạm ngừng hoạt động phải lập hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu ngân hàng thương mại bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Ngân hàng thương mại cổ phần có được kinh doanh ngoại hối không?
Việc kinh doanh ngoại hối được quy định tại khoản 1 Điều 105 Luật các tổ chức tín dụng 2010 như sau:
Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh
1. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản, ngân hàng thương mại được kinh doanh, cung ứng dịch vụ cho khách hàng ở trong nước và nước ngoài các sản phẩm sau đây:
a) Ngoại hối;
b) Phái sinh về tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ và tài sản tài chính khác.
2. Ngân hàng Nhà nước quy định về phạm vi kinh doanh ngoại hối; điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận việc kinh doanh ngoại hối; kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại.
3. Việc cung ứng dịch vụ ngoại hối của ngân hàng thương mại cho khách hàng thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
Như vậy, theo quy định, sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản thì ngân hàng thương mại cổ phần được quyền kinh doanh ngoại hối ở trong nước và nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, xe khách không thực hiện đúng về giá cước, giá dịch vụ niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền?
- 'Tam giác vàng' là gì? Buôn bán thuốc phiện tại Việt Nam thì hình phạt nặng nhất là gì? Nhẹ nhất là gì?
- Tổng biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước tỉnh Kon Tum là bao nhiêu? Tải về phụ lục?
- Tải mẫu hợp đồng thuê xe cá nhân trong Tết Âm lịch năm Ất Tỵ mới nhất? Giá thuê xe được xác định thế nào?
- Tinh gọn bộ máy cấp huyện: Thay thế những người kém năng lực không hoàn thành nhiệm vụ theo Nghị quyết 18?