Ngân hàng Nhà nước có quyền hạn và trách nhiệm như thế nào trong việc mua cổ phần bắt buộc? Việc mua cổ phần bắt buộc bằng hình thức nào?
Ngân hàng Nhà nước có quyền hạn gì trong việc mua cổ phần bắt buộc?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Quyết định 48/2013/QĐ-TTg, có quy định về quyền hạn, trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc như sau:
Quyền hạn, trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc
1. Ngân hàng Nhà nước có quyền:
a) Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thuê tổ chức kiểm toán độc lập để đánh giá thực trạng tài chính, xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ tại thời điểm kiểm soát đặc biệt hoặc một thời điểm phù hợp khác;
b) Quyết định giá trị thực vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt căn cứ kết quả kiểm toán và xác định số vốn điều lệ cần bổ sung thông qua việc góp vốn, mua cổ phần để bảo đảm đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định và các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng;
c) Yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên để thông báo công khai về kết quả kiểm toán độc lập, quyết định của Ngân hàng Nhà nước về thực trạng tài chính, giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ, số vốn điều lệ cần được bổ sung và việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của tổ chức tín dụng được chỉ định hoặc Ngân hàng Nhà nước;
d) Yêu cầu cổ đông công khai việc sử dụng cổ phiếu; hạn chế chuyển nhượng, sử dụng cổ phiếu, phần vốn góp để bảo đảm cho các nghĩa vụ dân sự của cổ đông, thành viên góp vốn và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời gian được kiểm soát đặc biệt và thực hiện cơ cấu lại;
đ) Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phải chuyển nhượng vốn góp, vốn cổ phần; thành viên góp vốn, cổ đông lớn, cổ đông nắm quyền kiểm soát, chi phối tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phải chuyển nhượng vốn góp, cổ phần cho Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng được chỉ định;
e) Chỉ định tổ chức tín dụng khác góp vốn, mua cổ phần bắt buộc tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Quyết định này; chỉ định và chấm dứt sự tham gia của tổ chức tham gia quản trị, điều hành trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước trực tiếp tham gia góp vốn, mua cổ phần trong tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
g) Quyết định việc chuyển nhượng vốn, cổ phần tại tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng được chỉ định hoặc của Ngân hàng Nhà nước sau khi tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần đã trở lại hoạt động bình thường;
h) Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
…
Theo đó, trong việc mua cổ phần bắt buộc thì Ngân hàng Nhà nước có các quyền hạn được quy định cụ thể trên.
Ngân hàng Nhà nước (Hình từ Internet)
Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong việc mua cổ phần bắt buộc?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Quyết định 48/2013/QĐ-TTg, có quy định về quyền hạn, trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc như sau:
Quyền hạn, trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc
…
2. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm:
a) Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần;
b) Chỉ đạo việc xây dựng, phê duyệt và giám sát việc triển khai Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần;
c) Chỉ đạo việc triển khai tổ chức Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên để bầu ra các nhân sự là thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, quyết nghị mức vốn điều lệ mới trình Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;
d) Phê duyệt mức vốn điều lệ mới của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt sau khi được góp vốn, mua cổ phần;
đ) Định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình hoạt động của tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần; kết quả triển khai việc góp vốn, mua cổ phần.
Theo đó, trong việc mua cổ phần bắt buộc thì Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm như sau:
- Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng được tham gia mua cổ phần trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc mua cổ phần;
- Chỉ đạo việc xây dựng, phê duyệt và giám sát việc triển khai Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được tham gia mua cổ phần;
- Chỉ đạo việc triển khai tổ chức Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên để bầu ra các nhân sự là thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, quyết nghị mức vốn điều lệ mới trình Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;
- Phê duyệt mức vốn điều lệ mới của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt sau khi được mua cổ phần;
- Định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình hoạt động của tổ chức tín dụng được tham gia mua cổ phần; kết quả triển khai việc mua cổ phần.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc mua cổ phần bắt buộc bằng hình thức nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Quyết định 48/2013/QĐ-TTg, có quy định về hình thức góp vốn, mua cổ phần bắt buộc như sau:
Hình thức góp vốn, mua cổ phần bắt buộc
1. Tổ chức tín dụng được chỉ định thực hiện góp vốn, mua cổ phần bắt buộc bằng tiền hoặc thông qua việc chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ dư nợ các khoản tiền gửi, cho vay khác tại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Tổ chức tín dụng được chỉ định sử dụng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần theo quy định của pháp luật.
2. Ngân hàng Nhà nước thực hiện góp vốn, mua cổ phần bắt buộc bằng tiền hoặc chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ giá trị dư nợ khoản cho vay đặc biệt, dư nợ cho vay tái cấp vốn (nếu có). Ngân hàng Nhà nước có thể sử dụng các công cụ nợ do Ngân hàng Nhà nước phát hành để thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần.
Như vậy, theo quy định trên thì Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc mua cổ phần bắt buộc bằng tiền hoặc chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ giá trị dư nợ khoản cho vay đặc biệt, dư nợ cho vay tái cấp vốn (nếu có).
Ngân hàng Nhà nước có thể sử dụng các công cụ nợ do Ngân hàng Nhà nước phát hành để thực hiện việc mua cổ phần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy giới thiệu công ty được dùng để làm gì? Cách viết mẫu Giấy giới thiệu công ty? Tải về mẫu?
- Mức phạt xe không chính chủ xe máy, xe ô tô 2025 theo Nghị định 168? Có trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Huân chương Lao động hạng 3 do ai tặng? Tiêu chuẩn Huân chương Lao động hạng 3 đối với tập thể?
- Hướng dẫn cách gửi clip vi phạm giao thông? Clip vi phạm giao thông phải đảm bảo những điều kiện gì?
- Năm 2025, lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường đối với người đi bộ phạt bao nhiêu? Có mấy loại vạch kẻ đường?