Ngân hàng hợp tác xã có thể thành lập tối đa bao nhiêu chi nhánh trên phạm vi một tỉnh, nhiều tỉnh?
- Ngân hàng hợp tác xã có thể thành lập tối đa bao nhiêu chi nhánh trên phạm vi một tỉnh, nhiều tỉnh?
- Có quy định nào bắt buộc chi nhánh ngân hàng hợp tác xã phải khai trương hoạt động ngay sau khi thành lập hay không?
- Để khai trương hoạt động của chi nhánh, ngân hàng hợp tác xã cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Ngân hàng hợp tác xã có thể thành lập tối đa bao nhiêu chi nhánh trên phạm vi một tỉnh, nhiều tỉnh?
Căn cứ tiết i điểm a khoản 1 Điều 6 và khoản 1 Điều 7 THông tư 09/2018/TT-NHNN có quy định về địa bàn hoạt động và số lượng chi nhánh của ngân hàng hợp tác xã cụ thể như sau:
"Điều 6. Địa bàn hoạt động, tên chi nhánh, phòng giao dịch
1. Địa bàn hoạt động:
a) Đối với ngân hàng hợp tác xã:
(i) Chi nhánh của ngân hàng hợp tác xã hoạt động trong phạm vi một hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định cụ thể trong văn bản chấp thuận thành lập chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước;
..."
"Điều 7. Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch
1. Đối với ngân hàng hợp tác xã:
a) Trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngân hàng hợp tác xã được thành lập 01 chi nhánh;
b) Ngân hàng hợp tác xã được thành lập mới không quá 05 chi nhánh 01 năm;
c) Một chi nhánh không quản lý quá 03 phòng giao dịch.
..."
Dựa vào quy định trên, có thể thấy ngân hàng hợp tác xã có thể thành lập chi nhánh hoạt động trong phạm vi một tỉnh hoặc nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhưng phải được quy định cụ thể trong văn bản chấp thuận thành lập chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước. Hiện tại không có quy định về số lượng chi nhánh tối đa ngân hàng hợp tác xã được mở, tuy nhiên có quy định giới hạn cụ thể như sau:
- Số lượng chi nhánh tối đa được thành lập trên phạm vi 1 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là 01.
- Số lượng chi nhánh tối đa được thành lập mới trong 01 năm là 05.
Ngân hàng hợp tác xã có thể thành lập tối đa bao nhiêu chi nhánh trên phạm vi một tỉnh, nhiều tỉnh?
Có quy định nào bắt buộc chi nhánh ngân hàng hợp tác xã phải khai trương hoạt động ngay sau khi thành lập hay không?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Thông tư 09/2018/TT-NHNN về trình tự chấp thuận thành lập chi nhánh ngân hàng hợp tác xã có quy định cụ thể như sau:
"Điều 14. Trình tự chấp thuận thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước, văn phòng đại diện ở nước ngoài
..
5. Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của ngân hàng hợp tác xã đề nghị thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc ngân hàng hợp tác xã thành lập chi nhánh, phòng giao dịch; các trường hợp không chấp thuận, văn bản nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận, ngân hàng hợp tác xã phải khai trương hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch. Quá thời hạn này, văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước đương nhiên hết hiệu lực.
..."
Căn cứ quy định trên, có thể thấy ngân hàng hợp tác xã phải khai trương hoạt động của chi nhánh trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận, không phải khai trương hoạt động ngay sau khi được chấp thuận thành lập.
Để khai trương hoạt động của chi nhánh, ngân hàng hợp tác xã cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Yêu cầu khai trương hoạt động chi nhánh ngân hàng hợp tác xã được quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 09/2018/TT-NHNN cụ thể gồm:
"a) Có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trụ sở chi nhánh; trụ sở phải đảm bảo lưu trữ chứng từ, thuận tiện và an toàn cho giao dịch, tài sản, có đầy đủ hệ thống đảm bảo an ninh, bảo vệ, hệ thống cấp điện, liên lạc duy trì liên tục, đáp ứng yêu cầu phòng, chống cháy nổ;
b) Trụ sở chi nhánh có kho tiền đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp ngân hàng hợp tác xã hiện có hơn 01 chi nhánh trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, ngân hàng hợp tác xã phải có tối thiểu 01 chi nhánh có kho tiền theo tiêu chuẩn quy định của Ngân hàng Nhà nước và phải chịu trách nhiệm chuyển tiền của các chi nhánh không có kho tiền về chi nhánh có kho tiền theo quy định nội bộ của ngân hàng hợp tác xã;
c) Chi nhánh có hệ thống công nghệ thông tin kết nối trực tuyến với trụ sở chính; đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu hoạt động liên tục, an toàn, bảo mật cho các hoạt động nghiệp vụ;
d) Chi nhánh có đầy đủ nhân sự Điều hành gồm Giám đốc Chi nhánh hoặc chức danh tương đương và đội ngũ cán bộ nghiệp vụ;
đ) Giám đốc chi nhánh hoặc các chức danh tương đương đáp ứng các tiêu chuẩn, Điều kiện theo quy định của ngân hàng hợp tác xã."
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể đối với số lượng chi nhánh ngân hàng hợp tác xã tối đa có thể thành lập. Đồng thời, trong quy định về trình tự thành lập cũng có nêu cụ thể khoảng thời gian ngân hàng hợp tác xã phải khai trương hoạt động của chi nhánh là 12 tháng kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận. Để khai trương hoạt động, chi nhánh cần đáp ứng những yêu cầu cụ thể luật định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đầu tiên tháng 12 là ngày lễ gì? Ngày 1 tháng 12 có phải ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS?
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?
- Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn cách viết mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở?