Ngân hàng Chính sách xã hội có phải là một pháp nhân không? Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là bao lâu?
Ngân hàng Chính sách xã hội có phải là một pháp nhân không? Vốn điều lệ ban đầu của Ngân hàng Chính sách xã hội là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 1 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định Ngân hàng Chính sách xã hội thành lập và hoạt động theo Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ. Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Theo Điều 2 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định như sau:
1. Ngân hàng Chính sách xã hội là một pháp nhân.
2. Tên tiếng Việt: Ngân hàng Chính sách xã hội.
Viết tắt là: NHCSXH.
3. Tên giao dịch quốc tế: Vietnam bank for Social Policies.
Viết tắt là: VBSP.
4. Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội.
5. Vốn điều lệ là 5.000.000.000.000 đồng (năm nghìn tỷ đồng).
6. Có con dấu; có tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng trong nước và ngoài nước.
7. Có bảng cân đối tài chính, các quỹ theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, Ngân hàng Chính sách xã hội là một pháp nhân, có con dấu; có tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng trong nước và ngoài nước. Đồng thời, có bảng cân đối tài chính, các quỹ theo quy định của pháp luật.
Vốn điều lệ ban đầu của Ngân hàng Chính sách xã hội là 5 nghìn tỷ đồng.
Ngân hàng Chính sách xã hội (Hình từ Internet)
Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là bao lâu?
Theo Điều 3 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định thì thời hạn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là 99 năm.
Nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội từ những nguồn nào?
Căn cứ theo Điều 4 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định về nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội như sau:
1. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước:
a) Vốn điều lệ;
b) Vốn cho vay xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện chính sách xã hội khác;
c) Vốn trích một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách các cấp để tăng nguồn vốn cho vay trên địa bàn;
d) Vốn ODA được Chính phủ giao.
2. Vốn huy động:
a) Tiền gửi có trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
b) Tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam có trả lãi theo thoả thuận;
c) Tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
d) Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác;
đ) Tiền tiết kiệm của người nghèo.
3. Vốn đi vay:
a) Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước;
b) Vay Tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam;
c) Vay Ngân hàng Nhà nước.
4. Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước.
5. Vốn nhận ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước.
6. Các vốn khác.
Theo quy định trên, nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội từ những nguồn sau:
- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước:
+ Vốn điều lệ;
+ Vốn cho vay xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện chính sách xã hội khác;
+ Vốn trích một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách các cấp để tăng nguồn vốn cho vay trên địa bàn;
+ Vốn ODA được Chính phủ giao.
- Vốn huy động:
+ Tiền gửi có trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
+ Tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam có trả lãi theo thoả thuận;
+ Tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
+ Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác;
+ Tiền tiết kiệm của người nghèo.
- Vốn đi vay:
+ Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước;
+ Vay Tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam;
+ Vay Ngân hàng Nhà nước.
- Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước.
- Vốn nhận ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước.
- Các vốn khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?