Ngạch Kiểm toán viên nhà nước là gì? Ai có quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các ngạch Kiểm toán viên nhà nước?
Ngạch Kiểm toán viên nhà nước là gì?
Ngạch Kiểm toán viên nhà nước được giải thích tại khoản 9 Điều 3 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 như sau:
Ngạch Kiểm toán viên nhà nước là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm toán viên nhà nước, bao gồm các ngạch: Kiểm toán viên, Kiểm toán viên chính và Kiểm toán viên cao cấp.
Theo đó, ngạch Kiểm toán viên nhà nước là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm toán viên nhà nước, bao gồm các ngạch: Kiểm toán viên, Kiểm toán viên chính và Kiểm toán viên cao cấp.
Ngạch Kiểm toán viên nhà nước là gì? (Hình từ Internet)
Ai có quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các ngạch Kiểm toán viên nhà nước?
Người có quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các ngạch Kiểm toán viên nhà nước được quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 như sau:
Các ngạch Kiểm toán viên nhà nước
1. Kiểm toán viên nhà nước gồm các ngạch sau đây:
a) Kiểm toán viên;
b) Kiểm toán viên chính;
c) Kiểm toán viên cao cấp.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các ngạch Kiểm toán viên nhà nước.
Theo đó, tổng Kiểm toán nhà nước quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các ngạch Kiểm toán viên nhà nước.
Kiểm toán viên nhà nước có những trách nhiệm gì?
Kiểm toán viên nhà nước có những trách nhiệm theo quy định tại Điều 22 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 như sau:
Trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước
1. Thực hiện nhiệm vụ kiểm toán và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm toán được phân công; đưa ra ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán.
2. Tuân thủ pháp luật, nguyên tắc hoạt động, chuẩn mực, quy trình, nghiệp vụ kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và các quy định khác có liên quan của Tổng Kiểm toán nhà nước.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những bằng chứng, đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán.
4. Thu thập bằng chứng kiểm toán, ghi nhận và lưu giữ tài liệu làm việc của Kiểm toán viên nhà nước theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
5. Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình kiểm toán.
6. Xuất trình thẻ Kiểm toán viên nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.
7. Thường xuyên học tập, rèn luyện để nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp; thực hiện chương trình cập nhật kiến thức hằng năm theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
8. Báo cáo kịp thời, đầy đủ với người ra quyết định thành lập Đoàn kiểm toán khi có trường hợp quy định tại Điều 28 của Luật này và các tình huống khác làm ảnh hưởng đến tính độc lập của Kiểm toán viên nhà nước.
Theo đó, kiểm toán viên nhà nước có những trách nhiệm sau đây:
- Thực hiện nhiệm vụ kiểm toán và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm toán được phân công; đưa ra ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán.
- Tuân thủ pháp luật, nguyên tắc hoạt động, chuẩn mực, quy trình, nghiệp vụ kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và các quy định khác có liên quan của Tổng Kiểm toán nhà nước.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những bằng chứng, đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán.
- Thu thập bằng chứng kiểm toán, ghi nhận và lưu giữ tài liệu làm việc của Kiểm toán viên nhà nước theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
- Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình kiểm toán.
- Xuất trình thẻ Kiểm toán viên nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.
- Thường xuyên học tập, rèn luyện để nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp; thực hiện chương trình cập nhật kiến thức hằng năm theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
- Báo cáo kịp thời, đầy đủ với người ra quyết định thành lập Đoàn kiểm toán khi có trường hợp quy định tại Điều 28 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 và các tình huống khác làm ảnh hưởng đến tính độc lập của Kiểm toán viên nhà nước, cụ thể:
Các trường hợp không được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán
- Mua cổ phần, góp vốn hoặc có quan hệ về lợi ích kinh tế với đơn vị được kiểm toán.
- Đã từng giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán tại đơn vị được kiểm toán của các năm tài chính được kiểm toán.
- Trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi thôi giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán tại đơn vị được kiểm toán.
- Có quan hệ là bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột với người đứng đầu, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán của đơn vị được kiểm toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?