Nếu có các dấu hiệu làm cho Kiểm toán viên nhà nước tin rằng số liệu phát hiện có dấu hiệu gian lận trong quá trình thực hiện kiểm toán thì xử lý như thế nào?
- Việc tổ chức công bố quyết định kiểm toán trong quy trình kiểm toán do ai thực hiện?
- Kiểm toán viên nhà nước thực hiện kiểm toán, đánh giá các bằng chứng kiểm toán căn cứ vào đâu?
- Nếu có các dấu hiệu làm cho Kiểm toán viên nhà nước tin rằng số liệu phát hiện có dấu hiệu gian lận trong quá trình thực hiện kiểm toán thì xử lý như thế nào?
Việc tổ chức công bố quyết định kiểm toán trong quy trình kiểm toán do ai thực hiện?
Việc tổ chức công bố quyết định kiểm toán trong quy trình kiểm toán do ai thực hiện, thì theo Điều 14 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ ngày 13/07/2023) như sau:
Công bố quyết định kiểm toán
Kiểm toán nhà nước phối hợp với đơn vị được kiểm toán tổ chức công bố (hoặc thông báo) quyết định kiểm toán; thông báo một số nội dung cơ bản của KHKT tổng quát (phạm vi, địa điểm, thời gian làm việc tại các đơn vị được kiểm toán chi tiết...); nêu rõ trách nhiệm, quyền hạn của Trưởng đoàn và các thành viên Đoàn kiểm toán, quyền và nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật; thống nhất sự phối hợp hoạt động giữa Đoàn kiểm toán và đơn vị được kiểm toán.
Như vậy, Kiểm toán nhà nước phối hợp với đơn vị được kiểm toán tổ chức công bố (hoặc thông báo) quyết định kiểm toán.
Trước đây, căn cứ theo Điều 15 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 02/2020/QĐ-KTNN (Hết hiệu lực từ ngày 13/07/2023) quy định như sau:
Công bố quyết định kiểm toán
Kiểm toán trưởng phối hợp với đơn vị được kiểm toán tổ chức công bố quyết định kiểm toán; thông báo KHKT tổng quát, phạm vi công việc; nêu rõ trách nhiệm, quyền hạn của Trưởng đoàn và các Thành viên đoàn kiểm toán, quyền và nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật; thống nhất sự phối hợp hoạt động giữa Đoàn kiểm toán và đơn vị được kiểm toán.
Theo đó, Kiểm toán trưởng phối hợp với đơn vị được kiểm toán tổ chức công bố quyết định kiểm toán, thông báo Kế hoạch kiểm toán tổng quát, phạm vi công việc.
Đồng thời, nêu rõ trách nhiệm, quyền hạn của Trưởng đoàn và các Thành viên đoàn kiểm toán, quyền và nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật và thống nhất sự phối hợp hoạt động giữa Đoàn kiểm toán và đơn vị được kiểm toán.
Kiểm toán viên nhà nước (Hình từ Internet)
Kiểm toán viên nhà nước thực hiện kiểm toán, đánh giá các bằng chứng kiểm toán căn cứ vào đâu?
Kiểm toán viên nhà nước thực hiện kiểm toán, đánh giá các bằng chứng kiểm toán căn cứ vào đâu, thì theo khoản 2 Điều 15 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ ngày 13/07/2023) như sau:
Tiến hành kiểm toán
...
2. Thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán
a) KTVNN thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán
- Căn cứ KHKT chi tiết đã được duyệt và nhiệm vụ được giao, KTVNN sử dụng các phương pháp kiểm toán và các phương pháp, thủ tục thu thập bằng chứng kiểm toán để thực hiện kiểm toán từng nội dung, khoản mục đã được phân công nhằm thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán.
- Các phương pháp, thủ tục kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán thường được sử dụng là: Quan sát; kiểm tra, đối chiếu; xác minh, xác nhận từ bên ngoài; tính toán lại; điều tra; phỏng vấn; thủ tục phân tích; thực hiện lại và các phương pháp đặc thù như kiểm tra hiện trường, kiểm tra thực tế...
- KTVNN phải vận dụng kiến thức và xét đoán chuyên môn để tiến hành kiểm toán các phần việc được phân công một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian.
- Việc thu thập bằng chứng kiểm toán và đánh giá bằng chứng kiểm toán thu thập được thực hiện theo quy định của Kiểm toán nhà nước.
- KTVNN phải có hành vi ứng xử chuyên nghiệp thông qua xét đoán chuyên môn, thận trọng và thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong suốt cuộc kiểm toán.
...
Như vậy, kiểm toán viên nhà nước thực hiện kiểm toán, đánh giá các bằng chứng kiểm toán căn cứ vào kế hoạch kiểm toán chi tiết đã được duyệt và nhiệm vụ được giao, kiểm toán viên nhà nước sử dụng các phương pháp kiểm toán và các phương pháp, thủ tục thu thập bằng chứng kiểm toán để thực hiện kiểm toán từng nội dung, khoản mục đã được phân công nhằm thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán.
Trước đây, căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 02/2020/QĐ-KTNN (Hết hiệu lực từ ngày 13/07/2023) quy định về tiến hành kiểm toán như sau:
Tiến hành kiểm toán
...
2. Thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán
a) KTVNN thực hiện kiểm toán các phần việc được giao
- Căn cứ KHKT chi tiết đã được duyệt và nhiệm vụ được giao, KTVNN sử dụng các phương pháp kiểm toán và các phương pháp, thủ tục thu thập bằng chứng kiểm toán để thực hiện kiểm toán từng nội dung, khoản mục nhằm thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán. Các phương pháp, thủ tục kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán thường được sử dụng là: Quan sát; kiểm tra, đối chiếu; xác minh, xác nhận từ bên ngoài; tính toán lại; điều tra; phỏng vấn; thủ tục phân tích; thực hiện lại (theo quy định tại Đoạn 21 đến Đoạn 20 CMKTNN 1500 - Bằng chứng kiểm toán, Đoạn 67 đến Đoạn 76 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động, Đoạn 46 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ) và các phương pháp đặc thù như kiểm tra hiện trường, kiểm tra thực tế.
- KTVNN phải thực hiện kiểm toán theo các phần việc đã được phân công tại KHKT chi tiết; lựa chọn một hoặc kết hợp một số phương pháp, thủ tục kiểm toán thích hợp để kiểm toán những nội dung cụ thể. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTVNN phải vận dụng hợp lý các phương pháp, thủ tục kiểm toán, kiến thức và xét đoán chuyên môn; các văn bản theo quy định của pháp luật để tiến hành kiểm toán các phần việc được phân công một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian.
- Việc thu thập bằng chứng kiểm toán và đánh giá bằng chứng kiểm toán thu thập được thực hiện theo quy định tại CMKTNN 1500 - Bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán tài chính, từ Đoạn 55 đến Đoạn 84 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động và từ Đoạn 43 đến Đoạn 61 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ.
- KTVNN phải có hành vi ứng xử chuyên nghiệp thông qua xét đoán chuyên môn, thận trọng và thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong suốt cuộc kiểm toán.
...
Theo đó, Kiểm toán viên nhà nước thực hiện kiểm toán các phần việc được giao căn cứ Kế hoạch kiểm toán chi tiết đã được duyệt và nhiệm vụ được giao, Kiểm toán viên nhà nước sử dụng các phương pháp kiểm toán và các phương pháp, thủ tục thu thập bằng chứng kiểm toán để thực hiện kiểm toán từng nội dung, khoản mục nhằm thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán.
Nếu có các dấu hiệu làm cho Kiểm toán viên nhà nước tin rằng số liệu phát hiện có dấu hiệu gian lận trong quá trình thực hiện kiểm toán thì xử lý như thế nào?
Nếu có các dấu hiệu làm cho Kiểm toán viên nhà nước tin rằng số liệu phát hiện có dấu hiệu gian lận trong quá trình thực hiện kiểm toán thì xử lý theo khoản 2 Điều 15 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ ngày 13/07/2023) như sau:
Tiến hành kiểm toán
...
2. Thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán
...
b) Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu có các dấu hiệu làm cho KTVNN tin rằng một tài liệu có thể không xác thực, hoặc đã bị sửa đổi mà không được thông báo, hoặc những nội dung, số liệu phát hiện có dấu hiệu gian lận thì KTVNN phải báo cáo Tổ trưởng để trình Trưởng đoàn xem xét, quyết định (nếu thuộc thẩm quyền của Trưởng đoàn) hoặc Trưởng đoàn trình cấp trên (nếu không thuộc thẩm quyền của Trưởng đoàn) để tiến hành kiểm tra thêm bằng các thủ tục như: Xác nhận trực tiếp với bên thứ ba; kiểm tra, đối chiếu tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; sử dụng chuyên gia và các phương pháp hợp pháp khác để đánh giá tính xác thực của tài liệu đó; kiểm tra, xác minh tài liệu đó từ các nguồn thông tin khác.
...
Như vậy, nếu có các dấu hiệu làm cho Kiểm toán viên nhà nước tin rằng số liệu phát hiện có dấu hiệu gian lận trong quá trình thực hiện kiểm toán thì KTVNN phải báo cáo Tổ trưởng để trình Trưởng đoàn xem xét, quyết định (nếu thuộc thẩm quyền của Trưởng đoàn) hoặc Trưởng đoàn trình cấp trên (nếu không thuộc thẩm quyền của Trưởng đoàn) để tiến hành kiểm tra thêm bằng các thủ tục như:
- Xác nhận trực tiếp với bên thứ ba;
- Kiểm tra, đối chiếu tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Sử dụng chuyên gia và các phương pháp hợp pháp khác để đánh giá tính xác thực của tài liệu đó;
- Kiểm tra, xác minh tài liệu đó từ các nguồn thông tin khác.
Trước đây, căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 02/2020/QĐ-KTNN (Hết hiệu lực từ ngày 13/07/2023) quy định về tiến hành kiểm toán như sau:
Tiến hành kiểm toán
...
2. Thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán
a) KTVNN thực hiện kiểm toán các phần việc được giao
...
- Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu có các dấu hiệu làm cho KTVNN tin rằng một tài liệu có thể không xác thực, hoặc đã bị sửa đổi mà không được thông báo, hoặc những nội dung, số liệu phát hiện có dấu hiệu gian lận thì KTVNN phải báo cáo Tổ trưởng để trình Trưởng đoàn phê duyệt (nếu thuộc thẩm quyền của Trưởng đoàn) hoặc để Trưởng đoàn trình cấp trên phê duyệt (nếu không thuộc thẩm quyền của Trưởng đoàn) để tiến hành kiểm tra thêm bằng các thủ tục như: Xác nhận trực tiếp với bên thứ ba; sử dụng chuyên gia và các phương pháp hợp pháp khác để đánh giá tính xác thực của tài liệu đó; kiểm tra, xác minh tài liệu đó từ các nguồn thông tin khác. Nếu các giải trình của đơn vị được kiểm toán là không nhất quán, thì KTVNN phải tiến hành kiểm tra về các điểm không nhất quán đó nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp để khẳng định hoặc loại bỏ nghi ngờ của KTVNN. Việc xác minh, điều tra phải lập biên bản và các bằng chứng thu thập được kèm theo.
...
Như vậy, trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu có các dấu hiệu làm cho Kiểm toán viên nhà nước tin rằng số liệu phát hiện có dấu hiệu gian lận thì Kiểm toán viên nhà nước phải báo cáo Tổ trưởng để trình Trưởng đoàn phê duyệt (nếu thuộc thẩm quyền của Trưởng đoàn) hoặc để Trưởng đoàn trình cấp trên phê duyệt (nếu không thuộc thẩm quyền của Trưởng đoàn) để tiến hành kiểm tra thêm bằng các thủ tục được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?