Nếu bị mất bí mật nhà nước thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phải báo cáo cho ai?

Khi tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ngoài tránh bị mất bí mật nhà nước thì cần đảm bảo các yêu cầu nào? Trường hợp bị mất bí mật nhà nước thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm báo cáo cho ai? Câu hỏi của anh Nam (Huế).

Khi nào bí mật nhà nước thuộc trường hợp bị mất?

Tại Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.
2. Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước.
3. Lộ bí mật nhà nước là trường hợp người không có trách nhiệm biết được bí mật nhà nước.
4. Mất bí mật nhà nước là trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không còn thuộc sự quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý.

Theo đó, bị mất nhà nước bị mất là trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không còn thuộc sự quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý.

Nếu bị mất bí mật nhà nước thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phải báo cáo cho ai?

Nếu bị mất bí mật nhà nước thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phải báo cáo cho ai? (hình từ Internet)

Khi tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ngoài tránh bị mất bí mật nhà nước thì cần đảm bảo các yêu cầu nào?

Theo Điều 23 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định như sau:

Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp sau đây:
a) Khi không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
b) Nếu không tiêu hủy ngay sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc.
2. Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Không để bị lộ, bị mất bí mật nhà nước;
b) Quá trình tiêu hủy phải tác động vào tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm thay đổi hình dạng, tính năng, tác dụng;
c) Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước sau khi tiêu hủy không thể phục hồi hình dạng, tính năng, tác dụng, nội dung.
3. Thẩm quyền tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quy định như sau:
a) Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 11 của Luật này có thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;
b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định thẩm quyền tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý;
c) Người đang quản lý tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quyền quyết định tiêu hủy trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và báo cáo ngay bằng văn bản về việc tiêu hủy với người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
...

Chiếu theo quy định này thì khi tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ngoài tránh bị mất bí mật nhà nước thì cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Không để bị lộ bí mật nhà nước;

- Quá trình tiêu hủy phải tác động vào tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm thay đổi hình dạng, tính năng, tác dụng;

- Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước sau khi tiêu hủy không thể phục hồi hình dạng, tính năng, tác dụng, nội dung.

Trường hợp bị mất bí mật nhà nước thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm báo cáo cho ai?

Tại Điều 8 Nghị định 26/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này phải thực hiện chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong phạm vi quản lý gửi Bộ Công an để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo thời hạn như sau:
a) Báo cáo tổng kết năm năm một lần; báo cáo sơ kết một năm một lần;
b) Báo cáo đột xuất được thực hiện ngay sau khi phát hiện vụ lộ, mất bí mật nhà nước hoặc theo đề nghị của Bộ Công an;
c) Thời hạn chốt số liệu trong chế độ báo cáo hằng năm: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo;
d) Thời hạn gửi báo cáo hằng năm: Thời hạn cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này gửi báo cáo định kỳ hằng năm cho Bộ Công an chậm nhất vào ngày 20 tháng 12 của năm báo cáo.
2. Nội dung báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước
a) Phân tích, đánh giá tình hình liên quan đến công tác bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Kết quả thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước; ưu điểm, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, thực hiện;
c) Tình hình, số liệu các vụ lộ, mất bí mật nhà nước; nguyên nhân và việc xử lý, khắc phục hậu quả;
d) Dự báo tình hình; dự kiến công tác trọng tâm bảo vệ bí mật nhà nước và đề xuất, kiến nghị.
3. Bộ Công an có trách nhiệm giúp Chính phủ tổng kết năm năm một lần, sơ kết một năm một lần về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong phạm vi toàn quốc.

Theo đó, ngay sau khi phát hiện bí mật nhà nước bị mất, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm lập báo cáo gửi Bộ Công an để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,182 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào