Năm nhuận là gì? Năm nhuận âm là năm nào? Lịch nghỉ Tết Âm lịch Ất Tỵ cán bộ công chức chính thức?
Năm nhuận là gì? Năm nhuận âm là năm nào? Cách tính năm nhuận?
Năm nhuận là gì?
Năm nhuận âm là một năm trong lịch âm (hay còn gọi là lịch mặt trăng) có thêm một tháng so với năm bình thường, nhằm cân bằng lại sự chênh lệch giữa lịch âm và lịch dương.
Thường thì một năm trong lịch âm có 12 tháng, nhưng do thời gian quay quanh Mặt Trời của Trái Đất dài hơn một vòng quay của mặt trăng, nên mỗi năm trong lịch âm thiếu khoảng 11 ngày so với lịch dương. Để khắc phục điều này và đồng bộ lịch âm với năm dương, một tháng nhuận sẽ được thêm vào sau một khoảng thời gian nhất định.
Năm nhuận dương (hay năm nhuận theo dương lịch) là năm trong lịch dương (lịch dựa trên chu kỳ Mặt Trời) có thêm một ngày để điều chỉnh sự chênh lệch giữa thời gian của năm dương lịch (thường là 365 ngày) và thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời (khoảng 365,2422 ngày).
Cách tính năm nhuận?
Đối với năm nhuận âm:
Trong lịch âm, một năm sẽ có 13 tháng thay vì 12 tháng khi năm đó là năm nhuận. Việc xác định năm nhuận dựa vào chu kỳ của Mặt Trăng, khi nó hoàn thành một vòng quay quanh Trái Đất. Do mỗi chu kỳ Mặt Trăng kéo dài khoảng 29,5 ngày, nên tổng cộng 12 tháng âm lịch chỉ có 354 ngày, ít hơn 11 ngày so với năm dương (365 ngày). Vì vậy, cứ sau khoảng 2-3 năm, một tháng nhuận sẽ được thêm vào để bù đắp sự thiếu hụt này.
Trong lịch âm của người Việt, tháng nhuận thường được thêm vào sau tháng có số lượng ngày nhiều nhất trong năm (tháng có 30 ngày). Tháng nhuận sẽ được đánh số thứ tự giống như một tháng bình thường (ví dụ: tháng 3 nhuận, tháng 6 nhuận, v.v.).
Đối với năm nhuận dương:
Cách tính năm nhuận dương:
Năm nhuận dương xảy ra mỗi 4 năm một lần. Năm đó phải chia hết cho 4. Tuy nhiên, những năm chia hết cho 100 nhưng không chia hết cho 400 thì không phải là năm nhuận.
Năm nhuận âm là năm nào? 2025 có phải là năm nhuận âm?
Năm nhuận âm thường xảy ra theo chu kỳ 2-3 năm/lần, với một tháng nhuận được thêm vào mỗi năm nhuận. Năm nhuận âm sẽ khác nhau tùy vào từng chu kỳ của Mặt Trăng và cách tính của từng hệ thống lịch (như lịch âm Trung Quốc, lịch âm Việt Nam, v.v.).
2025 sẽ là một năm nhuận âm (có tháng nhuận vào tháng 6 âm lịch).
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Năm nhuận là gì? Năm nhuận âm là năm nào? Lịch nghỉ Tết Âm lịch Ất Tỵ cán bộ công chức chính thức? (hình từ internet)
Lịch nghỉ Tết Âm lịch Ất Tỵ cán bộ công chức chính thức?
Căn cứ theo Điều 13 Luật Cán bộ, công chức 2008 có quy định như sau:
Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi
Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
Cùng với đó, căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH năm 2024 nêu rõ nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Công văn 8726/VPCP-KGVX ngày 26/11/2024 của Văn phòng Chính phủ về việc nghỉ tết Âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025, Bộ LĐTBXH thông báo để các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và những người sử dụng lao động khác thực hiện lịch nghỉ tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2025 như sau:
- Tết Âm lịch năm 2025: Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là công chức, viên chức) được nghỉ dịp Tết Âm lịch Ất Tỵ năm 2025 từ thứ Bảy ngày 25/01/2025 Dương lịch (tức ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết Chủ nhật ngày 02/02/2025 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đợt nghỉ này bao gồm 05 ngày nghỉ Tết Âm lịch Ất Tỵ và 04 ngày nghỉ hằng tuần. Củ thể như sau:
- Ngày 26 Tết Nguyên đán 2025 vào Thứ Bảy ngày 25/01/2025 Dương lịch
- Ngày 27 Tết Nguyên đán 2025 vào Chủ Nhật ngày 26/01/2025 Dương lịch
- Ngày 28 Tết Nguyên đán 2025 vào Thứ hai ngày 27/01/2025 Dương lịch
- Ngày 29 Tết Nguyên đán 2025 vào Thứ ba ngày 28/01/2025 Dương lịch
- Mùng 1 Tết Nguyên đán 2025 vào Thứ Tư ngày 29/01/2025 Dương lịch
- Mùng 2 Tết Nguyên đán 2025 vào Thứ năm ngày 30/01/2025 Dương lịch
- Mùng 3 Tết Nguyên đán 2025 vào Thứ 6 ngày 31/01/2025 Dương lịch
- Mùng 4 Tết Nguyên đán 2025 vào Thứ 7 ngày 01/02/2025 Dương lịch
- Mùng 5 Tết Nguyên đán 2025 vào Chủ nhật ngày 02/02/2025 Dương lịch
Người lao động có được ứng lương để ăn Tết Âm lịch Ất Tỵ không?
Theo Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tạm ứng tiền lương như sau:
Tạm ứng tiền lương
1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Theo đó, việc ứng trước tiền lương ăn Tết Âm lịch Ất Tỵ cần được thực hiện dựa trên thỏa thuận giữa hai bên, bao gồm số tiền ứng, thời hạn trả lại và các điều khoản liên quan khác.
Người lao động có quyền đề xuất với doanh nghiệp ứng trước một phần hoặc toàn bộ tiền lương vào ngày này để giải quyết các khó khăn về tài chính. Đồng thời, doanh nghiệp không được thu lãi đối với khoản tiền ứng trước này.
Lưu ý: Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì không được tạm ứng tiền lương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 2 Tết chúc gì? Thơ chúc Tết mùng 2 ấn tượng, ý nghĩa? Mùng 2 Tết Âm lịch Ất Tỵ có phải là ngày lễ lớn?
- Tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp theo vụ việc tại Sở Y tế theo Thông tư 03/2025 như thế nào?
- Mùng 3 Tết Âm lịch năm Ất Tỵ là ngày gì? Mùng 3 Tết trúng thứ mấy ngày mấy dương? Mùng 3 Tết đi làm chưa?
- Mùng 5 Tết là ngày mấy dương lịch 2025? Mùng 5 tết 2025 là ngày mấy, thứ mấy? Mùng 5 Tết đã đi làm lại chưa?
- Hợp đồng lao động theo Nghị định 111 được ký kết theo hình thức nào? Người lao động nào được ký hợp đồng 111?