Năm 2024 có 30 Tết hay không? Ngày cuối năm 2023 là ngày bao nhiêu? Ngày cuối cùng của năm 2023 rơi vào ngày mấy dương lịch?
Năm 2024 có 30 Tết hay không? Ngày cuối năm 2023 là ngày bao nhiêu?
Nhiều người thường thắc mắc năm 2024 có 30 Tết không. Lý do là bởi số ngày trong tháng Chạp của mỗi năm sẽ có sự khác nhau. Vậy thì năm 2024 có 30 Tết hay không?
Tháng 12 Âm lịch hay còn gọi là là tháng Chạp là tháng cuối cùng kết thúc một năm.
Lịch Âm tháng 12/2023 (tháng Chạp năm Quý Mão) kéo dài từ ngày 11/1/2024 đến 9/2/2024 dương lịch
Tức, ngày 1/12 âm lịch sẽ rơi vào ngày 11/1/2024 và 30/12 Âm lịch rơi vào thứ sáu ngày 9/2/2024
Như vậy, năm 2024 có 30 Tết.
Cụ thể, Lịch tháng 12 Âm lịch năm 2023 như sau:
Lịch Vạn Niên tháng 1/2024
Thứ hai | Thứ ba | Thứ tư | Thứ năm | Thứ sáu | Thứ bảy | Chủ nhật |
1 20/11 | 2 21 | 3 22 | 4 23 | 5 24 | 6 25 | 7 26 |
8 27 | 9 28 | 10 29 | 11 1/12 | 12 2 | 13 3 | 14 4 |
15 5 | 16 6 | 17 7 | 18 8 | 19 9 | 20 10 | 21 11 |
22 12 | 23 13 | 24 14 | 25 15 | 26 16 | 27 17 | 28 18 |
29 19 | 30 20 | 31 21 |
Lịch Vạn Niên tháng 2/2024
Thứ hai | Thứ ba | Thứ tư | Thứ năm | Thứ sáu | Thứ bảy | Chủ nhật |
1 22/12 | 2 23 | 3 24 | 4 25 | |||
5 26 | 6 27 | 7 28 | 8 29 | 9 30 | 10 1/1 | 11 2 |
12 3 | 13 4 | 14 5 | 15 6 | 16 7 | 17 8 | 18 9 |
19 10 | 20 11 | 21 12 | 22 13 | 23 14 | 24 15 | 25 16 |
26 17 | 27 18 | 28 19 | 29 20 |
* Ghi chú: số in đậm là ngày dương lịch, số phía dưới là ngày âm lịch.
Năm 2024 có 30 Tết hay không? Ngày cuối năm 2023 là ngày bao nhiêu? Ngày cuối cùng của năm 2023 rơi vào ngày mấy dương lịch? (Hình từ Internet)
Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2024 của người lao động?
Căn cứ Thông báo 5015/TB-LĐTBXH năm 2023 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XB), đối với người lao động lịch nghỉ Tết do người sử dụng lao động quyết định 03 phương án:
- 01 ngày trước Tết và 04 ngày đầu sau Tết
- Hoặc 02 ngày trước Tết và 03 ngày đầu sau Tết
- Hoặc 03 ngày trước Tết và 02 ngày sau Tết.
Theo đó:
*Đối với trường hợp người lao động không phải làm việc vào thứ 7 của tuần
- Doanh nghiệp lựa chọn phương án 01 ngày trước Tết và 04 ngày đầu sau Tết:
Người lao động bắt đầu nghỉ Tết Nguyên Đán 2024 từ thứ 6 ngày 09/02/2024 (nhằm ngày 30 tháng Chạp năm Quý Mão) cho đến hết thứ 5 ngày 15/02/2024 (mùng 6 Tết).
- Doanh nghiệp lựa chọn phương án 02 ngày trước Tết và 03 ngày đầu sau Tết:
Người lao động bắt đầu nghỉ Tết Nguyên Đán 2024 từ thứ 5 ngày 08/02/2024 (nhằm ngày 29 tháng chạp) cho đến hết thứ 4 ngày 14/02/2024 (mùng 5 Tết).
- Doanh nghiệp lựa chọn phương án 03 ngày trước Tết và 02 ngày sau Tết:
Người lao động bắt đầu nghỉ Tết Nguyên Đán 2024 từ thứ 4 ngày 07/02/2024 (nhằm ngày 28 tháng Chạp) cho đến hết thứ 3 ngày 13/02/2024 (mùng 4 Tết).
Như vậy, người lao động sẽ được nghỉ liên tục 7 ngày, trong đó bao gồm 5 ngày nghỉ Tết Nguyên Đán 2024 theo quy định của Nhà nước và 2 ngày nghỉ bù (do trùng ngày nghỉ thứ Bảy và Chủ Nhật hằng tuần).
*Đối với trường hợp người lao động phải làm việc vào thứ 7 của tuần
- Doanh nghiệp lựa chọn phương án 01 ngày trước Tết và 04 ngày đầu sau Tết:
Người lao động bắt đầu nghỉ Tết Nguyên Đán 2024 từ thứ 6 ngày 09/02/2024 (nhằm ngày 30 tháng Chạp năm Quý Mão) cho đến hết thứ 4 ngày 14/02/2024 (mùng 5 Tết).
- Doanh nghiệp lựa chọn phương án 02 ngày trước Tết và 03 ngày đầu sau Tết:
- Người lao động bắt đầu nghỉ Tết Nguyên Đán 2024 từ thứ 5 ngày 08/02/2024 (nhằm ngày 29 tháng Chạp) cho đến hết thứ 3 ngày 13/02/2024 (mùng 4 Tết).
- Doanh nghiệp lựa chọn phương án 03 ngày trước Tết và 02 ngày sau Tết:
Người lao động bắt đầu nghỉ Tết Nguyên Đán từ thứ 4 ngày 07/02/2024 (nhằm ngày 28 tháng Chạp) cho đến hết thứ 2 ngày 12/02/2024 (mùng 3 Tết).
Theo đó, người lao động sẽ được nghỉ liên tục 6 ngày, trong đó bao gồm 5 ngày nghỉ Tết Nguyên Đán 2024 theo quy định của Nhà nước và 1 ngày nghỉ bù (trùng ngày nghỉ Chủ Nhật hằng tuần).
Tết 2024, người dân có được phép sử dụng pháo hoa không?
Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa
Theo đó, người dân được phép sử dụng pháp hoa trong Lễ tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Tuy nhiên, người dân chỉ được được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.
...
b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Như vậy, theo các quy định trên thì Tết 2024 người dân được sử dụng pháo hoa có hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Lưu ý: người dân chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Cụ thể tại Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa:
....
2.Việc kinh doanh pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường;
b) Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy;
c) Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn;
d) Chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.
Theo đó, chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải đáp ứng các điều kiện:
- Phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường.
- Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy.
- Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn
- Chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.
Như vậy, người dân cần lưu ý mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa đạt điều kiện trên để sử dụng hợp pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Quản lý rủi ro gồm các hoạt động nào?
- Khi nào khởi tố vụ án hình sự đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ?
- Hoạt động thuê ngoài là gì? Quản lý hoạt động thuê ngoài của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm các hoạt động nào?
- Kiểm toán viên nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là ai? Kiểm toán viên không được kiểm toán đối với các bộ phận?