Năm 2023 người lao động đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ năm đóng bảo hiểm thì phải giải quyết như thế nào để được hưởng quyền lợi?
Tuổi nghỉ hưu của người lao động năm 2023 được tính như thế nào
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường theo khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 được quy định cụ thể như sau:
Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, năm 2023 độ tuổi nghỉ hưu của người lao động (áp dụng đối với người lao động trong điều kiện lao động bình thường) sẽ là:
+ Lao động nam sẽ là 60 tuổi 9 tháng
+ Lao động nữ sẽ là 56 tuổi.
Về nguyên tắc doanh nghiệp có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác với nhau (căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019).
Đã đủ tuổi nghỉ hưu năm 2023 nhưng chưa đủ năm đóng bảo hiểm xã hội thì phải giải quyết như thế nào để hưởng quyền lợi?
Theo điểm a khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 quy định điều kiện tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí là phải tham gia BHXH ít nhất là 20 năm. Cho nên trường hợp người lao động đang làm việc tại công ty/ Doanh nghiệp đã đủ tuổi nghỉ hưu năm 2023 theo quy định nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động:
- Về việc tiếp tục làm việc và đóng BHXH cho đến khi đóng đủ 20 năm BHXH
- Hoặc xác nhận việc chấm dứt hợp đồng lao động
Sau đó, Người lao động sẽ có hai lựa chọn:
+ Một là nhận giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần
+ Hai là tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đến khi đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH hưởng lương hưu là 20 năm.
Mặt khác, người lao động đã nghỉ hưu và đang hưởng lương hưu mà có nguyện vọng tiếp tục làm việc làm việc tại công ty thì 2 bên có thể giao kết hợp đồng lao động mới mà không làm ảnh hưởng đến chế độ hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động.
Năm 2023 người lao động đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ năm đóng bảo hiểm thì phải giải quyết như thế nào để được hưởng quyền lợi? (Hình internet)
Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí gồm những gì và địa điểm nộp hồ sơ là ở đâu?
Căn cứ mục 1.2.2 Điều 6 Chương III về Quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH năm 2019, tùy trường hợp mà người lao động chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn dưới đây.
*Trường hợp đang tham gia BHXH bắt buộc tại đơn vị
- Sổ BHXH.
- Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí…
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định Y khoa đối với người nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
*Trường hợp tham gia BHXH tự nguyện
Trường hợp tham gia BHXH tự nguyện, bảo lưu thời gian tham gia BHXH gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù, người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp, người được Tòa án hủy quyết định tuyên bố mất tích), hồ sơ bao gồm:
- Sổ BHXH.
- Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động như trên.
- Giấy ủy quyền (mẫu số 13-HSB) đối với trường hợp đang chấp hành hình mà thời gian bắt đầu tính chấp nhận hình phạt là từ ngày 01/01/2016 trở đi…
*Trường hợp có quyết định hoặc giấy chứng nhận chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu
- Quyết định hoặc giấy chứng nhận chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu. Trường hợp bị mất giấy tờ trên thì có thêm đơn đề nghị (mẫu 14-HSB).
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động.
- Trường hợp đang chấp hành hình phạt từ ngày 01/01/2016 trở đi thì có thêm giấy ủy quyền (mẫu số 13-HSB).
- Trường hợp xuất cảnh trái phép trở về thì có thêm bản sao văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp…
Người lao động sau khi chuẩn bị hồ sơ như trên thì nộp tại cơ quan BHXH huyện hoặc BHXH tỉnh nơi đơn vị người lao động đang tham gia đóng BHXH.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?