Muốn thêm tên người đồng sở hữu lên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cần thực hiện thủ tục nào?
- Muốn thêm tên người đồng sở hữu lên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cần thực hiện thủ tục nào?
- Để thực hiện thủ tục thêm tên người đồng sở hữu lên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì hồ sơ đăng ký biến động cần những giấy tờ nào?
- Cá nhân là người có công với cách mạng khi thực hiện hợp nhất quyền sở hữu trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có phải nộp tiền sử dụng đất hay không?
Muốn thêm tên người đồng sở hữu lên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cần thực hiện thủ tục nào?
Căn cứ Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định về trường hợp đăng ký biến động đất đai như sau:
Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
...
4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
...
h) Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng;
...
Như vậy, việc thêm tên vợ hoặc chồng lên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tức là chuyển quyền sử dụng đất của chồng thành quyền sử dụng đất chung của vợ và chồng thì phải thực hiện đăng ký biến động đất.
Muốn thêm tên người đồng sở hữu lên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cần thực hiện thủ tục nào? (Hình từ Internet)
Để thực hiện thủ tục thêm tên người đồng sở hữu lên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì hồ sơ đăng ký biến động cần những giấy tờ nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT) quy định về hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất như sau:
Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất
...
5. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; xử lý nợ hợp đồng thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức, chuyển đổi công ty; thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng, của nhóm người sử dụng đất, gồm có:
a) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp, trừ trường hợp thực hiện quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã có hiệu lực thi hành hoặc thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo yêu cầu của Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án mà không thu hồi được bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
c) Một trong các loại giấy tờ gồm: Biên bản hòa giải thành (trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi ranh giới thửa đất thì có thêm quyết định công nhận của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền) hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai theo quy định của pháp luật; văn bản bàn giao tài sản thế chấp theo thỏa thuận (nếu có) và văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng thế chấp có nội dung thỏa thuận về xử lý tài sản thế chấp; văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng góp vốn có nội dung thỏa thuận về xử lý tài sản góp vốn và văn bản bàn giao tài sản góp vốn theo thỏa thuận; quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành có nội dung xác định người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; văn bản kết quả đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo yêu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản hoặc yêu cầu của Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án đã được thi hành; hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận phân chia hoặc hợp nhất hoặc chuyển giao quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của tổ chức trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức, chuyển đổi công ty; hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận phân chia hoặc hợp nhất quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu chung tài sản gắn liền với đất;
d) Trường hợp phân chia hoặc hợp nhất quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của tổ chức phải có văn bản chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức theo quy định của pháp luật; trường hợp phân chia hoặc hợp nhất quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải có sổ hộ khẩu kèm theo; trường hợp phân chia hoặc hợp nhất quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ và chồng phải có sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận kết hôn hoặc ly hôn kèm theo.
..."
Như vậy hồ sơ đăng ký biến động đất đai trong trường hợp thêm tên người sử dụng đất vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất anh chuẩn bị những giấy tờ như sau:
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK (ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT).
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
- Hợp đồng hoặc văn bản thoả thuận việc thêm người đồng sử dụng đất (vợ anh) đối với mảnh đất được tặng cho.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ anh nộp hồ sơ đăng ký biến động tại Văn phòng đăng ký đất đai.
Cá nhân là người có công với cách mạng khi thực hiện hợp nhất quyền sở hữu trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có phải nộp tiền sử dụng đất hay không?
Căn cứ Điều 103 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định vè đối tượng được miễn, giảm tiền sử dụng đất như sau:
Đối tượng hưởng
Người có công quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh; thân nhân liệt sĩ quy định tại khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh.
Dẫn chiếu khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 như sau:
Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
1. Người có công với cách mạng bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
...
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
k) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.
...
Theo quy định trên thì trường hợp người có công với cách mạng thuộc trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất.
Không rõ vợ chồng anh thuộc đối tượng người có công với cách mạng nào. Anh có thể xem mình thuộc đối tượng nào và đối chiếu với Điều 103 và Điều 104 để xác định mình thuộc trường hợp được miễn hay giảm tiền sử dụng đất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong đấu tranh giành chính quyền cách mạng giai đoạn 30 - 45 theo Hướng dẫn 175?
- Tổng hợp 06 mẫu phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật đảng viên mới nhất theo Hướng dẫn 05? Khi nào kỷ luật cách chức?
- Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học thế nào? Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học ra sao?
- Viết bài văn về bạo lực học đường ngắn gọn? Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường như thế nào?
- Dự án đầu tư kinh doanh được tổ chức đấu thầu quốc tế có tổng vốn đầu tư tối thiểu là bao nhiêu?