Muốn được bổ nhiệm làm kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thì phải đáp ứng thời gian làm kiểm sát viên cấp cao trong bao lâu?
- Muốn được bổ nhiệm làm kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thì phải đáp ứng thời gian làm kiểm sát viên cấp cao trong bao lâu?
- Bổ nhiệm kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong trường hợp đặc biệt được quy định thế nào?
- Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được tổ chức như thế nào?
Muốn được bổ nhiệm làm kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thì phải đáp ứng thời gian làm kiểm sát viên cấp cao trong bao lâu?
Tại Điều 80 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao như sau:
"Điều 80. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
a) Đã là Kiểm sát viên cao cấp ít nhất 05 năm;
b) Có năng lực chỉ đạo, điều hành công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
c) Có năng lực giải quyết những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân, người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 20 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao."
Như vậy thời gian làm kiểm sát viên cấp cao tối thiểu phải được 05 năm thì mới có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Muốn được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì phải đáp ứng thời gian làm kiểm sát viên cấp cao trong bao lâu? (Hình từ Internet)
Bổ nhiệm kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong trường hợp đặc biệt được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 81 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định vào trường hợp đặc biệt thì dù chưa đủ thời gian làm Kiểm sát viên cao cấp vẫn có thể được bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao như sau:
"Điều 81. Bổ nhiệm Kiểm sát viên trong trường hợp đặc biệt
Trong trường hợp đặc biệt, người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để làm lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân các cấp, tuy chưa đủ thời gian làm Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp hoặc chưa đủ thời gian làm công tác pháp luật, nhưng có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 và điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 77, điểm b và điểm c khoản 1 của các Điều 78, 79 và 80 của Luật này thì cũng có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao."
Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được tổ chức như thế nào?
Theo Điều 86 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao được tổ chức gồm có:
- Chủ tịch là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Các ủy viên là đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội luật gia Việt Nam.
Danh sách ủy viên Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm việc theo chế độ tập thể; quyết định của Hội đồng tuyển chọn phải được quá nửa tổng số ủy viên biểu quyết tán thành. Và có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước bổ nhiệm;
- Xem xét những trường hợp Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể được miễn nhiệm chức danh Kiểm sát viên quy định tại khoản 2 Điều 88 của Luật này theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước miễn nhiệm;
- Xem xét những trường hợp Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể bị cách chức chức danh Kiểm sát viên quy định tại khoản 2 Điều 89 của Luật này theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước cách chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thi đua chuyên đề là gì? Phạm vi tổ chức thi đua chuyên đề của Dân quân tự vệ được quy định như thế nào?
- Mẫu biên bản họp giải thể công ty cổ phần? Biên bản họp giải thể công ty cổ phần phải được gửi cho ai?
- Trách nhiệm khai báo sử dụng thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động? Nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động?
- Tổ chức phong trào thi đua thường xuyên của Dân quân tự vệ phải xác định rõ những yêu cầu như thế nào?
- Mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có thay đổi khi cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo Nghị định 175 không?