Muốn đạt chuẩn cơ sở giáo dục Đại học thì cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào theo Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT?
Muốn đạt chuẩn cơ sở giáo dục Đại học thì cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào theo Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT?
Ngày 05/02/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT ban hành Chuẩn cơ sở giáo dục Đại học có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/03/2024.
Cụ thể theo theo Chuẩn cơ sở giáo dục Đại học ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT có nêu rõ nội dung Chuẩn cơ sở giáo dục Đại học gồm có 06 tiêu chuẩn và 20 tiêu chí.
Cụ thể, nội dung chuẩn cơ sở giáo dục Đại học gồm có 06 tiêu chuẩn, bao gồm:
(1) Tiêu chuẩn Tổ chức và chính trị;
(2) Tiêu chuẩn Giảng viên;
(3) Tiêu chuẩn Cơ sở vật chất;
(4) Tiêu chuẩn Tài chính;
(5) Tiêu chuẩn Tuyển sinh và đào tạo;
(6) Tiêu chuẩn Nghiên cứu và đổi mới sáng tạo.
Nội dung chuẩn cơ sở giáo dục Đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành có những tiêu chuẩn gì? Tiêu chuẩn tuyển sinh và đào tạo ra sao? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn tuyển sinh và đào tạo trong nội dung Chuẩn cơ sở giáo dục Đại học như thế nào?
Theo Chuẩn cơ sở giáo dục Đại học ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành có hiệu lực thi hành ngày 22/03/2024 thì nội dung Chuẩn cơ sở giáo dục Đại học có 06 tiêu chuẩn và tiêu chuẩn Tuyển sinh và đào tạo là tiêu chuẩn thứ 05.
Cụ thể tiêu chuẩn Tuyển sinh và đào tạo như sau:
Tuyển sinh và đào tạo Cơ sở giáo dục đại học duy trì được chất lượng và hiệu quả về tuyển sinh, đào tạo và hỗ trợ người học.
Tiêu chí 1: Tỉ lệ nhập học trên số chỉ tiêu công bố trong kế hoạch tuyển sinh hằng năm, tính trung bình 3 năm gần nhất không thấp hơn 50%; quy mô đào tạo không sụt giảm quá 30% so với 3 năm trước, trừ trường hợp việc giảm quy mô nằm trong định hướng phát triển của cơ sở giáo dục đại học.
Tiêu chí 2: Tỉ lệ thôi học, được xác định bằng tỉ lệ người học chưa tốt nghiệp mà không tiếp tục theo học hằng năm, không cao hơn 10% và riêng đối với người học năm đầu không cao hơn 15%.
Tiêu chí 3: Tỉ lệ tốt nghiệp, được xác định bằng tỉ lệ người học tốt nghiệp trong thời gian không chậm quá 2 năm so với kế hoạch học tập chuẩn, không thấp hơn 60%; tỉ lệ tốt nghiệp đúng hạn không thấp hơn 40%.
Tiêu chí 4: Tỉ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%; tỉ lệ người tốt nghiệp hài lòng tổng thể về quá trình học tập và trải nghiệm không thấp hơn 70%.
Tiêu chí 5: Tỉ lệ người tốt nghiệp đại học có việc làm phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo, tự tạo việc làm hoặc học tiếp trình độ cao hơn trong thời gian 12 tháng sau khi tốt nghiệp, không thấp hơn 70%.
Phương thức tuyển sinh theo quy định hiện nay như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định quy trình tuyển sinh như sau:
(1) Cơ sở đào tạo quyết định một hoặc một số phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển), áp dụng chung cho cả cơ sở đào tạo hoặc áp dụng riêng cho một số chương trình, ngành, lĩnh vực và hình thức đào tạo. Một chương trình, ngành đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số phương thức tuyển sinh.
(2) Mỗi phương thức tuyển sinh phải quy định rõ các tiêu chí đánh giá, xét tuyển và cách thức sử dụng kết hợp các tiêu chí để phân loại, xếp hạng và xác định điều kiện trúng tuyển đối với thí sinh theo yêu cầu của chương trình, ngành đào tạo. Tiêu chí đánh giá, xét tuyển phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học chương trình, ngành đào tạo.
(3) Đối với phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập, kết quả thi theo từng môn (bao gồm điểm tổng kết các môn học cấp THPT, điểm thi các môn tốt nghiệp THPT và các kết quả đánh giá khác):
- Tổ hợp môn dùng để xét tuyển bao gồm ít nhất 3 môn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo (có thể tính hệ số cho từng môn), trong đó có môn toán hoặc ngữ văn;
- Một ngành, một chương trình đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số tổ hợp môn, trong đó có thể quy định điểm chênh lệch giữa các tổ hợp khi xác định điều kiện trúng tuyển;
- Không sử dụng quá 4 tổ hợp xét tuyển cho một ngành, một chương trình đào tạo (trừ trường hợp các tổ hợp môn chỉ khác nhau ở môn ngoại ngữ).
(4) Đối với một ngành, chương trình đào tạo có chỉ tiêu riêng cho từng phương thức xét tuyển hoặc tổ hợp xét tuyển:
- Việc phân bổ chỉ tiêu giữa các phương thức, tổ hợp xét tuyển phải có căn cứ hợp lý; không gây mất công bằng cho các thí sinh chọn phương thức, tổ hợp xét tuyển khác nhau;
- Việc thay đổi, bổ sung phương thức hoặc tổ hợp xét tuyển phải có căn cứ và lộ trình hợp lý; không làm tỉ lệ phân bổ chỉ tiêu của một phương thức, tổ hợp đã sử dụng trong năm trước giảm quá 30% (trong cơ cấu chỉ tiêu của ngành, chương trình đào tạo) trừ trường hợp việc thay đổi, bổ sung đó đã được công bố trước thời điểm mở đăng ký dự tuyển ít nhất 1 năm.
(5) Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình về căn cứ khoa học và thực tiễn trong xác định phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển và phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh; trong đó có dựa trên phân tích, đánh giá và đối sánh kết quả học tập của sinh viên trúng tuyển hàng năm.
Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/03/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?