Cơ sở giáo dục đại học tự chủ mở ngành đào tạo khi chưa đủ điều kiện thì có bị đình chỉ hoạt động đào tạo không?
Điều kiện mở ngành đào tạo trình độ đại học được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 12/2024/TT-BGDĐT quy định về điều kiện mở ngành đào tạo trình độ đại học như sau:
(1) Có ít nhất 01 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu, không trùng với giảng viên cơ hữu là điều kiện mở ngành đào tạo trình độ đại học của các ngành khác (trường hợp ngành đào tạo dự kiến mở là ngành ghép bởi các ngành học từ các nhóm ngành khác nhau, hoặc ngành đào tạo mang tính liên ngành được sắp xếp đồng thời vào một số nhóm ngành khác nhau, yêu cầu mỗi ngành được ghép phải có ít nhất 01 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu), có kinh nghiệm quản lý đào tạo hoặc giảng dạy đại học tối thiểu từ 03 năm trở lên chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo.
(2) Có ít nhất 05 tiến sĩ là giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp để chủ trì giảng dạy chương trình (tính cả tiến sĩ ngành phù hợp quy định tại mục 1)), trong đó mỗi thành phần của chương trình đào tạo phải có giảng viên với chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy.
+ Riêng đối với các ngành đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài, ngành đào tạo Thể dục, thể thao (theo quy định tại Danh mục thống kê ngành đào tạo), ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Nghệ thuật, phải bảo đảm tối thiểu có 03 tiến sĩ là giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp.
(3) Có đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình đào tạo bảo đảm đủ cho 02 năm học đầu của chương trình đào tạo và bảo đảm mỗi học phần của chương trình đào tạo phải có ít nhất 02 giảng viên có chuyên môn phù hợp đảm nhiệm, bảo đảm tỉ lệ sinh viên trên giảng viên theo quy định;
+ Có kế hoạch, phương án tuyển dụng, phát triển đội ngũ giảng viên cho các năm học tiếp theo của toàn khóa học để từ năm học thứ 3 chậm nhất trước 01 năm tính đến thời điểm bắt đầu diễn ra năm học mới phải bảo đảm có đầy đủ về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên để thực hiện chương trình đào tạo cho từng năm học của khóa học.
+ Riêng đối với các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe, lĩnh vực Pháp luật, lĩnh vực Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên (theo quy định tại Danh mục thống kê ngành đào tạo), phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về đội ngũ giảng viên để thực hiện chương trình đào tạo cho toàn bộ khóa học tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mở ngành đào tạo.
(4) Đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe, phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 4 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT và bảo đảm các điều kiện cụ thể về giảng viên đối với từng ngành đào tạo theo quy định tại Bảng 1 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT. Đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Pháp luật, phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 4 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT và có tối thiểu 03 tiến sĩ với ngành học thuộc lĩnh vực Pháp luật.
(5) Điều kiện về cơ sở vật chất theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT phải bảo đảm đủ cho 02 năm học đầu của chương trình đào tạo, và phải có kế hoạch, phương án đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị cho các năm học tiếp theo của toàn khóa học để từ năm học thứ 3, chậm nhất trước 01 năm tính đến thời điểm bắt đầu diễn ra năm học mới phải bảo đảm có đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất theo yêu cầu của chương trình đào tạo cho từng năm học của khóa học.
+ Riêng đối với các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe, lĩnh vực Pháp luật, lĩnh vực Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất cho toàn bộ khóa học tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mở ngành đào tạo.
(6) Đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT và phải bảo đảm các điều kiện cụ thể về phòng thí nghiệm, thực hành đối với từng ngành đào tạo theo quy định tại Bảng 2 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT.
+ Đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Pháp luật, phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT và bảo đảm có phòng diễn án, trung tâm thực hành (tư vấn) pháp luật.
(7) Đối với các ngành đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam và các ngành đào tạo ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam chưa đáp ứng các điều kiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 4 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT, cơ sở đào tạo xây dựng Đề án mở ngành đào tạo gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét và quyết định trên cơ sở ý kiến của Hội đồng tư vấn chuyên môn do Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập.
(8) Giảng viên có chuyên môn phù hợp là giảng viên đáp ứng tiêu chuẩn quy định trong chuẩn chương trình đào tạo và một trong các yêu cầu sau:
+ Có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ ngành phù hợp theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT;
+ Có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ thuộc ngành được Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo xác định phù hợp để chủ trì giảng dạy ít nhất 02 học phần cốt lõi trong một thành phần của chương trình đào tạo, đồng thời đã có ít nhất 02 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy trọn vẹn các học phần đó.
Cơ sở giáo dục đại học tự chủ mở ngành đào tạo khi chưa đủ điều kiện thì có bị đình chỉ hoạt động đào tạo không?
Cơ sở giáo dục đại học tự chủ mở ngành đào tạo khi chưa đủ điều kiện thì có bị đình chỉ hoạt động đào tạo không? (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 4 Điều 33 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018, cơ sở giáo dục đại học tự chủ mở ngành đào tạo khi chưa bảo đảm các điều kiện thì kể từ khi có kết luận về việc vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ sở giáo dục đại học đó sẽ bị xử lý như sau:
- Đình chỉ hoạt động đào tạo đối với ngành đào tạo đó.
- Không được tự chủ mở ngành đào tạo trong thời hạn 05 năm.
Thẩm quyền đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT quy định về thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo như sau:
Đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo
...
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo đối với cơ sở đào tạo bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận có vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó xác định rõ lý do, phạm vi, thời hạn đình chỉ và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
...
Như vậy, thẩm quyền đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học sẽ thuộc về Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?